Theo đó, thể thức văn bản hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm các thành phần chính như:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
- Số, ký hiệu của văn bản.
- Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
- Nội dung văn bản.
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
- Dấu, chữ ký số của Bộ Giáo dục và đào tạo, đơn vị.
- Nơi nhận.
Ngoài các thành phần quy định trên, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác như
- Phụ lục.
- Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
- Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
- Địa chỉ cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại.
Văn bản trao đổi với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài được thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật và theo thông lệ quốc tế.
- Đối với văn bản do lãnh đạo Bộ ký ban hành: Lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về trình tự, nội dung, thể thức, tính pháp lý của văn bản và ký nháy/tắt vào cuối nội dung văn bản (sau dấu ./.) trước khi trình lãnh đạo Bộ ký ban hành.
- Đối với văn bản do lãnh đạo đơn vị ký ban hành: Cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về nội dung, thể thức văn bản và ký nháy/tắt vào cuối nội dung văn bản (sau dấu ./.) trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký ban hành.
- Người đứng đầu đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản xác định độ mật, độ khẩn hoặc trình người có thẩm quyền quyết định theo quy định.
Xem chi tiết tại Quyết định 3666/QĐ-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 08/11/2023 và thay thế Quyết định 1414/QĐ-BGDĐT ngày 01/6/2020, Quyết định 888/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2022, Quyết định 388/QĐ-BGDĐT ngày 20/02/2019.