Mục tiêu phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL đến 2030

28/11/2023 11:48 AM

Ngày 27/11/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1490/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.

Mục tiêu phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL đến 2030

Theo đó, mục tiêu phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL đến 2030, cụ thể:

Mục tiêu chung

- Hình thành một triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể

* Mục tiêu đến năm 2025

- Về quy mô: Diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt 180.000 héc-ta.

- Về canh tác bền vững: Tại các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, giảm lượng lúa giống gieo sạ xuống 80 - 100 kg/ héc-ta, giảm 20% lượng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống, 100% diện tích áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững như 1 phải 5 giảm, tưới ngập khô xen kẽ, tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững (Sustainable Rice Platform - SRP), các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng.

- Về tổ chức lại sản xuất:

+ 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các tổ chức của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

+ Tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 50% diện tích.

+ Trên 200.000 hộ áp dụng quy trình canh tác bền vững.

- Về bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh:

+ Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch dưới 10%.

+ 70% rơm tại các vùng chuyên canh được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng.

+ Giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống.

- Về thu nhập người trồng lúa, giá trị gia tăng: Giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 30%, trong đó tỷ suất lợi nhuận của người trồng lúa đạt trên 40%;

- Xây dựng thương hiệu và xuất khẩu: Lượng gạo xuất khẩu chất lượng cao và phát thải thấp chiếm trên 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh.

* Mục tiêu đến năm 2030

- Về quy mô: Diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt một triệu héc-ta.

- Về canh tác bền vững: Giảm lượng lúa giống gieo sạ xuống dưới 70 kg/héc-ta, giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống. 100% diện tích áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững như 1 phải 5 giảm, SRP, tưới khô xen kẽ và các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng.

- Về tổ chức sản xuất:

+ 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các tổ chức của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

+ Tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 70% diện tích.

+ Trên 1.000.000 hộ áp dụng quy trình canh tác bền vững.

- Về bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh:

+ Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch dưới 8%.

+ 100% rơm được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng.

+ Giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống.

- Về thu nhập người trồng lúa, giá trị gia tăng: giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 40%, trong đó tỷ suất lợi nhuận người trồng lúa đạt trên 50%.

- Xây dựng thương hiệu và xuất khẩu: Lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu chất lượng cao, phát thải thấp chiếm trên 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh.

Xem chi tiết tại Quyết định 1490/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 27/11/2023.

Chia sẻ bài viết lên facebook 826

Các tin khác
VĂN BẢN NỔI BẬT MỚI CẬP NHẬT
  • 16:40 | 28/09/2024 Quyết định 3009/QĐ-BTNMT ngày 19/9/2024 về Nội quy tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • 09:30 | 28/09/2024 Công văn 3238/BHXH-LT ngày 18/9/2024 hướng dẫn nội dung về lập Danh mục hồ sơ và lập hồ sơ điện tử theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH
  • 08:10 | 28/09/2024 Công văn 3288/BHXH-TT ngày 20/9/2024 về Bộ nhận diện ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
  • 07:50 | 28/09/2024 Công văn 3338/BHXH-TT ngày 26/9/2024 về tăng cường truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế các tháng cuối năm 2024
  • 16:57 | 27/09/2024 Quyết định 1117/QĐ-BGTVT ngày 09/9/2024 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng kiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
  • 16:55 | 27/09/2024 Quyết định 2156/QĐ-BTC ngày 26/9/2024 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực quản lý thuế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
  • 16:50 | 27/09/2024 Quyết định 1044/QĐ-TTg ngày 26/9/2024 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đường bộ 2024
  • 16:40 | 27/09/2024 Quyết định 1659/QĐ-KTNN ngày 26/9/2024 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước
  • 10:40 | 27/09/2024 Thông tư 10/2024/TT-BTP ngày 24/9/2024 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm
  • 10:35 | 27/09/2024 Thông tư 11/2024/TT-BTP ngày 24/9/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079