Nội dung Quy hoạch băng tần 3560-4000 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT của Việt Nam được quy định như sau:
(1) Băng tần 3560-4000 MHz được sử dụng để triển khai hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng theo tiêu chuẩn IMT-2020 và các phiên bản tiếp theo.
Băng tần 3560-4000 MHz được phân chia như sau:
- Băng tần 3600-3980 MHz được phân chia thành 04 khối băng tần theo phương thức truyền dẫn song công phân chia theo thời gian (sau đây gọi là phương thức TDD2) như sau:
+ Khối C1 có độ rộng 100 MHz, từ tần số 3600 MHz đến 3700 MHz;
+ Khối C2 có độ rộng 100 MHz, từ tần số 3700 MHz đến 3800 MHz;
+ Khối C3 có độ rộng 100 MHz, từ tần số 3800 MHz đến 3900 MHz;
+ Khối C4 có độ rộng 80 MHz, từ tần số 3900 MHz đến 3980 MHz;
- Các băng tần 3560-3600 MHz và 3980-4000 MHz được sử dụng làm băng tần bảo vệ;
- Căn cứ vào khả năng xử lý nhiễu có hại cho các đài trái đất thuộc hệ thống cố định qua vệ tinh hoạt động trong băng tần 3400-3560 MHz, Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thời điểm đưa khối C1 vào sử dụng.
(2) Giới hạn tối đa tổng độ rộng băng tần mà một tổ chức được cấp phép sử dụng trong nhóm hai băng tần 2500-2600 MHz3 và 3700-3980 MHz (khi chưa đưa khối C1 vào sử dụng) là 180 MHz, trong nhóm hai băng tần 2500-2600 MHz và 3600-3980 MHz (khi đưa khối C1 vào sử dụng) là 200 MHz.
(3) Tổ chức được cấp giấy phép sử dụng băng tần trong băng tần 3600-3980 MHz có trách nhiệm đồng bộ về khung dữ liệu của phương thức TDD và phối hợp với tổ chức khác được cấp giấy phép trong băng tần này để tránh nhiễu có hại.
Xem chi tiết tại Thông tư 13/2023/TT-BTTTT ngày 23/11/2023.