Theo đó, việc tổ chức đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia sẽ được thực hiện như sau:
(1) Đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa thực hiện theo quy định của Điều 16 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
(2) Việc tổ chức đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
- Hồ sơ mời thầu đã được phê duyệt;
- Thông tin về đấu thầu đã được đăng tải theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
- Nội dung, danh mục dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa được phê duyệt;
- Giá gói thầu dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa được duyệt theo quy định.
(3) Nhà thầu tham gia đấu thầu thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công đường thủy nội địa phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu.
(4) Riêng đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên, điều tiết khống chế đảm bảo an toàn giao thông phải thực hiện thường xuyên từ ngày 01/01 hàng năm được thực hiện đấu thầu sau khi Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm sau theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
(Hiện hành tại Thông tư 10/2020/TT-BGTVT phần quy định (4) được nêu như sau: Riêng đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên được thực hiện đấu thầu khi có Quyết định giao dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ trưởng Bộ Tài chính và kế hoạch bảo trì được duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.)
Xem thêm tại Thông tư 32/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2024.