Cụ thể, danh mục cảng cạn Việt Nam gồm 14 cảng dưới đây:
- Cảng cạn Km3+4 Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh;
- Cảng cạn Tân Cảng, Hải Phòng;
- Cảng cạn Đình Vũ - Quảng Bình, Hải Phòng;
- Cảng cạn Hoàng Thành, Hải Phòng;
- Cảng cạn Nam Đình Vũ (giai đoạn 1), Hải Phòng;
- Cảng cạn (ICD) Hải Linh, Phú Thọ;
- Cảng cạn Tân Cảng Quế Võ, Bắc Ninh;
- Cảng cạn Long Biên, Hà Nội;
- Cảng cạn Tân cảng Hà Nam, Hà Nam;
- Cảng cạn (ICD) Phúc Lộc - Ninh Bình, Ninh Bình;
- Cảng cạn Phú Mỹ (giai đoạn 1), Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Cảng cạn Tân Cảng Nhơn Trạch, Đồng Nai;
- Cảng cạn Tân cảng Long Bình (giai đoạn 1), Đồng Nai;
- Cảng cạn Thạnh Phước, Bình Dương.
Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Nghị định 38/2017/NĐ-CP về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn và các quy định của pháp luật có liên quan đến 14 cảng nêu trên.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 7 Nghị định 38/2017/NĐ-CP như sau:
- Phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt.
- Gắn với các hành lang vận tải chính, kết nối tới cảng biển phục vụ phát triển kinh tế vùng.
- Phải có ít nhất hai phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực cao.
- Bảo đảm đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức hữu quan và đủ quỹ đất để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài; có diện tích tối thiểu 05 ha đối với các cảng cạn hình thành mới.
- Bảo đảm yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Xem thêm Quyết định 320/QĐ-BGTVT có hiệu lực ngày 28/3/2024 thay thế Quyết định 506/QĐ-BGTVT năm 2023.