Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Cán bộ công chức 2025 (Hình từ internet)
Ngày 24/6/2025, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua Luật Cán bộ công chức 2025.
Dưới đây là tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Cán bộ công chức 2025:
- Nghị định 170/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (gồm 6 Chương, 73 Điều).
![]() |
Nghị định 170/2025/NĐ-CP |
Điểm nổi bật của Nghị định là đã quy định chi tiết những nội dung đổi mới của Luật về thống nhất quản lý công chức từ Trung ương đến cấp xã; đổi mới phương thức quản lý công chức theo vị trí việc làm - lấy vị trí việc làm là trung tâm, trên cơ sở căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm và kết quả, sản phẩm thực hiện nhiệm vụ để tuyển dụng, bố trí, sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm.
- Nghị định 171/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức (gồm 7 Chương, 42 Điều).
![]() |
Nghị định 171/2025/NĐ-CP |
Nghị định này quy định đào tạo, bồi dưỡng công chức theo nguyên lý quản lý công chức theo vị trí việc làm, gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với công tác sử dụng, bổ nhiệm và quản lý công chức, bỏ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức.
- Nghị định 172/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức (gồm 5 Chương, 30 Điều).
![]() |
Nghị định 172/2025/NĐ-CP |
Nghị định đã lược bỏ hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý và hình thức hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; bảo đảm đồng bộ, thống nhất giữa quy định kỷ luật Đảng và kỷ luật hành chính, đồng bộ với sử dụng kết quả đánh giá công chức theo quy định mới của Luật.
- Nghị định 173/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 của Chính phủ về hợp đồng thực hiện nhiệm vụ công chức (gồm 3 Chương, 16 Điều).
![]() |
Nghị định 173/2025/NĐ-CP |
Đây là cơ chế mới được quy định trong Luật Cán bộ, công chức để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, có nhiều kinh nghiệm, chất xám, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan nhà nước.
- Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức.
- Quy định chức vụ, chức danh công chức; xây dựng, quản lý vị trí việc làm và tỷ lệ công chức cần bố trí theo từng vị trí việc làm.
- Quản lý, sử dụng biên chế cán bộ, công chức.
- Tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; tạm đình chỉ chức vụ, cho thôi giữ chức vụ; từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, kỷ luật.
- Sử dụng, phân công, bố trí, kiểm tra, đánh giá, tạm đình chỉ công tác; đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng; thực hiện chế độ tiền lương, cho thôi việc, nghỉ hưu và các chế độ, chính sách khác.
- Thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nội dung quản lý khác trong công tác cán bộ theo thẩm quyền.
- Thực hiện ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý cán bộ, công chức; xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức.
- Phân cấp, ủy quyền thực hiện các nội dung quản lý cán bộ, công chức.
(Điều 40 Luật Cán bộ công chức 2025)