(1) Hóa đơn từ 5 triệu đồng trở lên phải chuyển khoản mới được khấu trừ thuế
Ngày 01/7/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 (VAT).
Tại Điều 26 Nghị định 181/2025/NĐ-CP quy định cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 5 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế GTGT.
Trong đó, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là chứng từ chứng minh việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Nghị định 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán.
Như vậy, ngoài các trường hợp đặc thù quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 (được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 181/2025/NĐ-CP) thì các trường hợp hóa đơn từ 5 triệu đồng trở lên phải chuyển khoản mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định.
(2) Doanh nghiệp xuất hóa đơn theo địa chỉ đơn vị hành chính mới
Kể từ ngày 01/7/2025, mọi địa chỉ kinh doanh tại Việt Nam sẽ thay đổi sau đợt sắp xếp đơn vị hành chính lịch sử (sáp nhập cấp tỉnh, bỏ cấp huyện, sáp cấp nhập xã) theo Nghị quyết 202/2025/QH15 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025.
Để giải đáp băn khuăn của nhiều doanh nghiệp về vấn đề địa chỉ xuất hóa đơn điện tử sau sáp nhập, Chi cục Thuế khu vực II ban hành Thông báo 11984/TB-CCTKV02 ngày 27/6/2025 về việc cập nhật thông tin địa chỉ của người nộp thuế theo địa bàn hành chính mới và cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế.
Theo đó, Cơ quan thuế đã cập nhật lại thông tin địa chỉ của người nộp thuế trên hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành thuế theo danh mục địa bàn hành chính mới (cấp tỉnh, cấp xã).
Việc thay đổi địa chỉ của người nộp thuế theo danh mục địa bàn hành chính mới không bắt buộc người nộp thuế phải điều chỉnh thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trường hợp người nộp thuế có nhu cầu cập nhật Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đề nghị người nộp thuế thực hiện thủ tục theo quy định với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Lưu ý: Thông báo này là căn cứ để người nộp thuế giải trình với cơ quan có liên quan hoặc giải thích với khách hàng trong trường hợp địa chỉ ghi trên hóa đơn là địa chỉ do cơ quan thuế đã cập nhật theo danh mục địa bàn hành chính mới nhưng thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vẫn là địa chỉ theo danh mục địa bàn hành chính cũ.
Như vậy, thông tin địa chỉ của người nộp thuế trên hệ thống cơ sở dữ liệu đã được Cơ quan thuế thực hiện cập nhật thay đổi theo địa chỉ sau sáp nhập. Do đó, khuyến khích doanh nghiệp xuất hóa đơn theo địa chỉ đơn vị hành chính mới từ 01/7/2025.
Doanh nghiệp có thể truy cập vào đường dẫn dưới đây để tra cứu địa chỉ mới sau sáp nhập:
Trên đây là những lưu ý khi xuất hóa đơn điện tử từ 01/7/2025.
Những lưu ý khi xuất hóa đơn điện tử từ 01/7/2025 (Hình từ internet)
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP quy định về thay thế, điều chỉnh hóa đơn điện tử như sau:
Trước khi điều chỉnh, thay thế hóa đơn điện tử đã lập sai (sai mã số thuế; sai về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng trước đó), người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ nội dung sai.
Trường hợp người mua là cá nhân thì người bán phải thông báo cho người mua hoặc thông báo trên website của người bán (nếu có). Người bán thực hiện lưu giữ văn bản thỏa thuận tại đơn vị và xuất trình khi có yêu cầu.
Dưới đây là tham khảo mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử có sai sót giữa người bán và người mua:
![]() |
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử có sai sót |
* Gợi ý cách viết biên bản điều chỉnh hóa đơn sai sót
- Ngày lập biên bản: Ghi ngày xuất hóa đơn điều chỉnh
- Ghi đầy đủ các Thông tin bên mua và bên bán:
+ Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên mua và bên bán.
+ Số điện thoại, email (nếu có).
+ Tên người lập biên bản
- Ghi thông tin của hóa đơn sai sót: Số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ngày lập hóa đơn, mã cơ quan thuế,…
- Lý do điều chỉnh hóa đơn: Ghi lý do rõ ràng, súc tích và chính xác. Ví dụ:
Điều chỉnh địa chỉ người mua từ (địa chỉ cũ) sang (địa chỉ mới).
Điều chỉnh số lượng hàng hóa (tên hàng hóa) từ (số lượng cũ) sang (số lượng mới).
Điều chỉnh đơn giá hàng hóa (tên hàng hóa) từ (đơn giá cũ) sang (đơn giá mới)
Lưu ý:
- Khi phát hiện hóa đơn viết sai đã kê khai thuế, ngoài việc lập biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai thì doanh nghiệp còn phải lập hóa đơn điều chỉnh.
- Trường hợp hóa đơn đã lập sai sót về tên, địa chỉ, người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên không phải lập hóa đơn điều chỉnh.