Đề xuất kiểm soát thành phần thực phẩm cho trẻ dưới 36 tháng tuổi từ giai đoạn nghiên cứu, phát triển sản phẩm (Hình ảnh từ Internet)
Ngày 29/6/2025, Bộ Y tế đã có dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Dự thảo lần 8.
![]() |
Dự thảo Nghị định |
* Thực phẩm nhập khẩu
Cụ thể, tại khoản 6 Điều 1 dự thảo Nghị định đề xuất sửa đổi Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi gồm:
- Các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
- Giấy chứng nhận Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) hoặc Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 hoặc Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS) hoặc Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC) hoặc Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc chứng nhận tương đương hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) (bản có đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân hoặc bản điện tử kèm kết quả tự tra cứu từ trang thông tin điện tử hoặc cơ sở dữ liệu tiếng Anh của cơ quan cấp hoặc cơ quan có thẩm quyền các nước và có đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Mẫu nhãn sản phẩm và tờ hướng dẫn sử dụng (nếu có);
- Báo cáo quá trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm;
- Tài liệu về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn;
- Tài liệu về quy trình sản xuất;
- Báo cáo kết quả nghiên cứu độ ổn định của sản phẩm;
- Giải trình kỹ thuật khác (nếu có).
* Thực phẩm sản xuất trong nước
Theo đó, tại khoản 7 Điều 1 dự thảo Nghị định đề xuất bổ sung Điều 7a Nghị định 15/2018/NĐ-CP Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi gồm:
- Các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 7a Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
- Giấy chứng nhận Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) hoặc Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 hoặc Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS) hoặc Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC) hoặc Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc chứng nhận tương đương hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) (bản sao có đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Mẫu nhãn sản phẩm và tờ hướng dẫn sử dụng (nếu có);
- Báo cáo quá trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm;
- Tài liệu về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn
- Tài liệu về quy trình sản xuất;
- Báo cáo kết quả nghiên cứu độ ổn định của sản phẩm;
- Giải trình kỹ thuật khác (nếu có).
Như vậy, dự thảo Nghị định mới của Bộ Y tế đã có nhiều điểm mới, cụ thể với nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm cho trẻ dưới 36 tháng tuổi, trước đây doanh nghiệp chỉ cần cam kết tuân thủ an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm về sản phẩm.
Dự thảo Nghị định mới đã đề xuất yêu cầu bổ sung kiểm soát từ thành phần, chỉ tiêu an toàn, công dụng của sản phẩm ngay từ giai đoạn nghiên cứu, phát triển, và bắt buộc đăng ký bản công bố trước khi lưu thông. Đồng thời, các cơ sở sản xuất nhóm thực phẩm đặc biệt này phải đạt chuẩn quốc tế như HACCP, GMP, ISO 22000 hoặc tương đương, thay vì chỉ cần điều kiện an toàn thông thường như trước.
Điều này giúp bảo đảm chất lượng và an toàn ở mức cao hơn, tương tự các nước phát triển như Liên minh Châu Âu và một số nước.
Xem thêm dự thảo Nghị định.