Tăng học phí giáo dục mầm non, phổ thông công lập theo tỷ lệ phù hợp điều kiện kinh tế xã hội đến 2035-2036 (dự kiến) (Hình ảnh từ Internet)
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm, hỗ trợ học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
dự thảo Nghị định
Cụ thể, trên cơ sở báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, cơ sở giáo dục về tình hình thực hiện Nghị định 81/2021/NĐ-CP và Nghị định 97/2023/NĐ-CP, về cơ bản các đơn vị đánh giá khung học phí (sàn-trần) hiện hành vẫn phù hợp với thực tế.
Đồng thời thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí thì mức học phí Giáo dục mầm non, Giáo dục phổ thông là căn cứ để Hội đồng nhân dân các tỉnh quyết định mức miễn, hỗ trợ học phí cho người học. Vì vậy, tại Điều 9 dự thảo Nghị định, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất:
(1) Giữ khung học phí (mức sàn-trần) của năm học 2025-2026 bằng mức học phí năm học 2022-2023 quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP (gắn với mức độ tự chủ tài chính của cơ sở giáo dục):
+ Mức học phí của cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên:
Vùng |
Năm học 2025 - 2026 |
|||
Mầm non |
Tiểu học |
Trung học cơ sở |
Trung học phổ thông |
|
Thành thị |
Từ 300 đến 540 |
Từ 300 đến 540 |
Từ 300 đến 650 |
Từ 300 đến 650 |
Nông thôn |
Từ 100 đến 220 |
Từ 100 đến 220 |
Từ 100 đến 270 |
Từ 200 đến 330 |
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi |
Từ 50 đến 110 |
Từ 50 đến 110 |
Từ 50 đến 170 |
Từ 100 đến 220 |
+ Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Tối đa bằng 2 lần mức trần học phí của cơ sở chưa tự bảo đảm chi thường xuyên.
+ Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí của cơ sở chưa tự bảo đảm chi thường xuyên.
(2) Lộ trình học phí:
+ Từ năm học 2026 - 2027 đến năm học 2035-2036, mức trần học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm để đạt mốc tính đủ chi phí đào tạo vào năm học 2035-20236.
+ Từ năm học 2036-2037 trở đi, mức trần học phí được điều chỉnh phù hợp với khả năng chi trả của người dân, điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương nhưng tối đa không vượt quá tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm xác định mức học phí so với cùng kỳ năm trước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có đề xuất giữ khung học phí (mức sàn-trần) của năm học 2025-2026 bằng mức học phí năm học 2022-2023. Theo đó, cũng đề xuất tăng học phí giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập theo tỷ lệ phù hợp điều kiện kinh tế xã hội của địa phương đến 2035-2036.
Xem thêm dự thảo Nghị định được đề xuất thay thế Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và Nghị định 97/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.