Các khoản thu ngân sách địa phương từ năm 2026 theo Luật Ngân sách nhà nước mới nhất 2025

16/07/2025 08:49 AM

Quốc hội thông qua Luật Ngân sách nhà nước 2025 theo đó quy định các khoản thu ngân sách địa phương từ năm 2026.


Các khoản thu ngân sách địa phương từ năm 2026 theo Luật Ngân sách nhà nước mới nhất 2025

Các khoản thu ngân sách địa phương từ năm 2026 theo Luật Ngân sách nhà nước mới nhất 2025 (Hình từ Internet)

Các khoản thu ngân sách địa phương từ năm 2026 theo Luật Ngân sách nhà nước mới nhất 2025

Tại Điều 38 Luật Ngân sách nhà nước 2025 nguồn thu của ngân sách địa phương gồm:

(1) Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% bao gồm:

- Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp;

- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;

- Tiền cho thuê mặt nước, tiền sử dụng khu vực biển;

- Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

- Lệ phí trước bạ;

- Thu từ hoạt động xổ số;

- Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; cổ tức được chia bằng tiền, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan đại diện chủ sở hữu;

- Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương;

- Thu nộp ngân sách nhà nước từ khai thác, xử lý tài sản công do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;

- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, tổ chức khác, cá nhân nước ngoài trực tiếp cho chính quyền địa phương;

- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện. Các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ công do đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu;

- Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước do cơ quan có thẩm quyền của địa phương cấp phép;

- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện;

- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;

- Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

- Thu kết dư ngân sách địa phương;

- Thu chuyển nguồn của ngân sách địa phương từ năm trước chuyển sang

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

(2) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí và thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu);

- Thuế thu nhập cá nhân;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ khoản hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu;

- Thuế bảo vệ môi trường;

- Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước do cơ quan có thẩm quyền của trung ương cấp phép thực hiện phân chia: ngân sách trung ương hưởng 70%, ngân sách địa phương hưởng 30%;

- Thuế giá trị gia tăng (không bao gồm số thuế giá trị gia tăng được hoàn theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng) thực hiện phân chia: ngân sách trung ương hưởng 70%, ngân sách các địa phương hưởng 30%. Việc phân chia cho từngđịa phương trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí trong từng giai đoạn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;

- Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trừ thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý quy định tại điểm h khoản 1 Điều này, các địa phương không nhận bổ sung cân đối, ngân sách trung ương hưởng 20%; ngân sách địa phương hưởng 80%. Các địa phương nhận bổ sung cân đối, ngân sách trung ương hưởng 15%; ngân sách địa phương hưởng 85%;

(3) Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương.

Trên đây là Các khoản thu ngân sách địa phương từ năm 2026 theo Luật Ngân sách nhà nước 2025

Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương

Điều 39 Luật Ngân sách nhà nước 2025 nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương gồm:

(i) Chi đầu tư phát triển:

- Đầu tư cho các chương trình, dự án, nhiệm vụ và đối tượng đầu tư công khác do địa phương quản lý theo quy định của Luật Đầu tư công và thực hiện nhiệm vụ chi quy định tại điểm d khoản 5 Điều 9 của Luật Ngân sách nhà nước 2025.;

- Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội do Nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của địa phương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp của địa phương theo quy định của pháp luật;

- Cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý và ủy thác cho vay qua ngân hàng chính sách để thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;

- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

(ii) Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực:

- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;

- Sự nghiệp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;

- Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội phần giao địa phương quản lý; hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ chi thuộc nhiệm vụ của ngân sách trung ương; d) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;

- Sự nghiệp văn hóa thông tin;

- Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;

- Sự nghiệp thể dục, thể thao;

- Sự nghiệp bảo vệ môi trường;

- Các hoạt động kinh tế;

- Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp xã; hỗ trợ các tổ chức xã hội theo quy định của pháp luật;

- Chi bảo đảm xã hội;

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

(iii) Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay.

(iv) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương.

(v) Chi viện trợ theo quy định của Chính phủ.

(vi) Chi cho vay theo quy định của Chính phủ.

(vii) Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương.

(viii) Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp xã.

(ix) Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều 9 của Luật Ngân sách nhà nước 2025.

Xem thêm tại Luật Ngân sách nhà nước 2025.

Chia sẻ bài viết lên facebook 107

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079