Danh sách các phường mới thuộc quận Phú Nhuận (cũ) TPHCM

01/07/2025 18:52 PM

Dưới đây thông tin về danh sách các phường mới thuộc quận Phú Nhuận (cũ) TPHCM theo Nghị quyết 1685.

Danh sách các phường mới thuộc quận Phú Nhuận (cũ) TPHCM

Theo khoản 3 Điều 51 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có hiệu lực từ ngày 16/6/2025 đã quy định:

Hội đồng nhân dân, các cơ quan thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện) kết thúc hoạt động từ ngày 01/7/2025.

Như vậy, từ 01/7/2025 thì chính quyền địa phương quận Phú Nhuận (cũ) của TPHCM sẽ chính thức kết thúc hoạt động. Cùng với đó, chính quyền địa phương của các phường mới hình thành sau sắp xếp sẽ bắt đầu đi vào hoạt động.

STT

Tên phường mới

Phường cũ trước sắp xếp

1

 Phường Đức Nhuận

Phường 4, Phường 5 và Phường 9

2

Phường Cầu Kiệu

Phường 1, Phường 2 và Phường 7 và một phần của Phường 15

3

Phường Phú Nhuận

Phường 8, Phường 10, Phường 11 và Phường 13 và phần còn lại của Phường 15

Danh sách các phường mới thuộc quận Phú Nhuận (cũ) TPHCM

Danh sách các phường mới thuộc quận Phú Nhuận (cũ) TPHCM (Hình từ internet)

Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp

(1) Căn cứ vào nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính quy định tại Điều 2 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, lựa chọn phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, miền núi, vùng cao, biên giới, vùng đồng bằng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đáp ứng các định hướng sau đây:

- Xã miền núi, vùng cao hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 200% trở lên và quy mô dân số đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;

- Xã hình thành sau sắp xếp không thuộc điểm a và điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 có quy mô dân số đạt từ 200% trở lên và diện tích tự nhiên đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;

- Phường hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 5,5 km2 trở lên; đối với phường thuộc thành phố trực thuộc trung ương có quy mô dân số đạt từ 45.000 người trở lên; phường thuộc tỉnh hình thành sau sắp xếp ở khu vực miền núi, vùng cao, biên giới có quy mô dân số đạt từ 15.000 người trở lên; các phường còn lại có quy mô dân số đạt từ 21.000 người trở lên;

- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo phải bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh và theo định hướng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(2) Trường hợp sắp xếp từ 03 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 01 xã, phường mới thì không phải xem xét định hướng về tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.

(3) Trường hợp đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp không thể đáp ứng các định hướng về tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 thì Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

(4) Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn bảo đảm giảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước theo tỷ lệ quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.

Mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp của Việt Nam hoạt động từ 01/07/2025

Theo Điều 1 và 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 đã quy định đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành 02 cấp, gồm có:

(i) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

(ii) Xã, phường, đặc khu trực thuộc cấp tỉnh (sau đây gọi chung là cấp xã).

Xã là đơn vị hành chính ở nông thôn; phường là đơn vị hành chính ở đô thị; đặc khu là đơn vị hành chính ở một số hải đảo có vị trí quan trọng được thành lập phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, đặc điểm dân cư và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là địa bàn có vị trí chiến lược, được tổ chức theo mô hình đặc thù, được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội, thực hiện các chính sách mới về quản trị địa phương, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và cả nước. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.

Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính quy định tại (i) và (ii), trừ đơn vị hành chính quy định tại Điều 28 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.

Hội đồng nhân dân, các cơ quan thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện) kết thúc hoạt động từ ngày 01/7/2025.

Anh Hào

Chia sẻ bài viết lên facebook 9

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079