Toàn bộ văn bản về bỏ “biên chế suốt đời” đối với giáo viên |
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Theo đó, Trung ương nêu rõ nhiệm vụ trong thời gian sắp tới phải nghiên cứu thực hiện cơ chế, chính sách liên thông, bình đẳng, nhất quán trong hệ thống chính trị; liên thông giữa cán bộ, công chức cấp xã với cán bộ, công chức nói chung, giữa nguồn nhân lực ở khu vực công và khu vực tư; có cơ chế cạnh tranh vị trí việc làm để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tiến tới bỏ chế độ “biên chế suốt đời”.
Đồng thời, tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức bắt đầu triển khai nội dung trên.
Cụ thể, kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực, tất cả các trường hợp chưa thực hiện hợp đồng làm việc không xác định thời hạn phải ký kết hợp đồng xác định thời hạn (không được ký hợp đồng không xác định thời hạn, hay còn gọi là không được vào biên chế); trừ 03 trường hợp nêu sau:
1. Viên chức đã ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực.
2. Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.
3. Viên chức đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Dự kiến, Luật này sẽ được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.
Hữu Phạm