Phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo TƯ đề án “Thí điểm thực hiện chế độ thực tập và tập sự lãnh đạo quản lý” đã diễn ra chiều 24/4, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Trưởng Ban.
Đề án thí điểm sẽ được thực hiện ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến địa phương.
Tập sự phải được giao quyền
Các thành viên Ban chỉ đạo đề án đều nhận định việc thí điểm là cần thiết để khắc phục từng khâu yếu kém trong công tác cán bộ, do đó, cần xác định rõ đối tượng nào tập sự, đối tượng nào thực tập, điều kiện đối với từng đối tượng, cách thực tập, tập sự thế nào, quyền hạn của họ đến đâu.
Chẳng hạn, đã là phó phòng, vụ phó, có đủ năng lực được bổ nhiệm lên cấp trưởng có phải thực tập không? Cách thực tập thế nào? Quyền hạn đến đâu? Ngồi ngang trưởng hay chỉ làm phó để học việc? “Có anh vụ trưởng muốn bổ nhiệm thứ trưởng, đã từng luân chuyển làm phó bí thư tỉnh ủy, khi về được bổ nhiệm luôn hay lại phải thực tập?” - Thiếu tướng Nguyễn Xuân Miện, Phó cục trưởng Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng đặt vấn đề.
Đồng quan điểm này, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đề nghị làm rõ thế nào là tập sự, thực tập. Tập sự làm giám đốc sở thì quyền năng đến đâu, ai hướng dẫn. Nếu tập sự lãnh đạo mà không giao quyền thì người được giao tập sự không thể phát huy những khả năng mà mình cần kiểm tra.
Tiếp thu ý kiến của nhiều thành viên về thời gian xây dựng và thí điểm quá dài, cần rút ngắn, sớm triển khai đại trà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo cho biết: Sẽ hoàn thiện đề án, trình Bộ Chính trị vào tháng 12/2012, thực hiện thí điểm tại một số bộ, ngành, địa phương ngay trong tháng 4/2013.
Cuối năm 2013 sẽ tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, hoàn thiện nội dung để đến năm 2014 triển khai việc thực tập và tập sự lãnh đạo quản lý trong toàn hệ thống chính trị.
Hiền Anh
Đề án thí điểm sẽ được thực hiện ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến địa phương.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Các thành viên Ban chỉ đạo đề án đều nhận định việc thí điểm là cần thiết để khắc phục từng khâu yếu kém trong công tác cán bộ, do đó, cần xác định rõ đối tượng nào tập sự, đối tượng nào thực tập, điều kiện đối với từng đối tượng, cách thực tập, tập sự thế nào, quyền hạn của họ đến đâu.
Chẳng hạn, đã là phó phòng, vụ phó, có đủ năng lực được bổ nhiệm lên cấp trưởng có phải thực tập không? Cách thực tập thế nào? Quyền hạn đến đâu? Ngồi ngang trưởng hay chỉ làm phó để học việc? “Có anh vụ trưởng muốn bổ nhiệm thứ trưởng, đã từng luân chuyển làm phó bí thư tỉnh ủy, khi về được bổ nhiệm luôn hay lại phải thực tập?” - Thiếu tướng Nguyễn Xuân Miện, Phó cục trưởng Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng đặt vấn đề.
Đồng quan điểm này, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đề nghị làm rõ thế nào là tập sự, thực tập. Tập sự làm giám đốc sở thì quyền năng đến đâu, ai hướng dẫn. Nếu tập sự lãnh đạo mà không giao quyền thì người được giao tập sự không thể phát huy những khả năng mà mình cần kiểm tra.
Tiếp thu ý kiến của nhiều thành viên về thời gian xây dựng và thí điểm quá dài, cần rút ngắn, sớm triển khai đại trà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo cho biết: Sẽ hoàn thiện đề án, trình Bộ Chính trị vào tháng 12/2012, thực hiện thí điểm tại một số bộ, ngành, địa phương ngay trong tháng 4/2013.
Cuối năm 2013 sẽ tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, hoàn thiện nội dung để đến năm 2014 triển khai việc thực tập và tập sự lãnh đạo quản lý trong toàn hệ thống chính trị.
Hiền Anh