|
Một vụ thi hành án |
Khuyến khích tự nguyện: không tốn nhiều công sức
Tại Điều 45
Luật THA dân sự qui định:
“Thời hạn tự nguyện THA là 15 ngày, kể từ ngày người phải THA nhận được
hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án”; Vấn đề là tại sao
việc tự nguyện THA đến khi có quyết định THA mà còn ấn định thời hạn tự
nguyện thi hành. Nếu người phạm tội mà tự nguyện sửa chữa, bồi thường
thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, thì có lẽ Toà
án nhân dân không phải xét xử phần dân sự trong bản án hình sự mà còn áp
dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo; Người có lỗi vi
phạm nghĩa vụ dân sự mà tự nguyện thực hiện nghĩa vụ dân sự thì Toà án
nhân dân sẽ giảm được áp lực xét xữ vụ án dân sự…
Tại Điều 9
Luật THA dân sự qui định: “
Nhà nước khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành án; Cụm từ “Nhà
nước…” trước hết tại sao không phải là Toà án nhân dân đã ban hành bản
án, quyết định có trách nhiệm khuyến khích các đương sự tự nguyện thi
hành ngay sau khi tuyên án; Vì việc khuyến khích đương sự tự nguyện
THAkhông tốn kém gì nhiều về công sức của Hội đồng xét xử, không ảnh
hướng đến tính khách quan công bằng trong việc tuyên án, mà mang lại
được nhiều lợi ích chung.
Mặt khác, sơ kết 02 năm thực hiện
Luật THA dân sự năm 2008 cho thấy, qui định tại Điều 175 về nhiệm vụ
quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã; Điều 180 về nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức được giao theo dõi, quản lý người đang chấp hành
hình phạt tù; Góp phần tháo gỡ được nhiều khó khăn vướng mắc trong THA
dân sự hơn, so với thời kỳ áp dụng Pháp lệnh THA dân sự năm 2004.
Tuy nhiên, người phải thi hành có đa
dạng nơi cư trú và công tác, do vậy cũng có đa dạng cơ quan, tổ chức nơi
có người phải THA cư trú, công tác; Trong thực tiễn cũng có một số cơ
quan, tổ chức nơi có người phải thi hành cư trú công tác, tôn trọng bản
án quyết định của Toà án, mặc dù không có qui định về nhiệm vụ, quyền
hạn trong THA dân sự, nhưng vẫn tích cực tác động giáo dục thuyết phục
người phải THA tự nguyện thi hành, có hiệu quả. Ngược lại cũng có một số
cơ quan, tổ chức nơi có người phải thi hành không quan tâm hoặc tác
động ngược, giúp người phải THA trốn tránh việc thi hành án, làm cho
việc THA thêm phức tạp, khó thi hành.
Tự nguyện: sẽ được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù?
Thực tiễn công tác THA dân sự cho
thấy, nếu đương sự tự nguyện thi hành, không phải tổ chức cưỡng chế thi
hành sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền của, công sức của Chấp
hành viên, cơ quan THA dân sự và các cơ quan tổ chức có nhiệm vụ quyền
hạn trong THA dân sự; Thắt chặt được mối quan hệ đoàn kết giữa các đương
sự và nêu cao được ý thức chấp hành pháp luật của công dân.
Vì vậy, không nên chờ Bản án quyết
định có hiệu lực và có quyết định THA dân sự thì Nhà nước mới khuyến
khích tự nguyện thi hành; Mà Pháp luật về tố tụng và THA dân sự nên qui
định giao choToà án nhân dân nhiệm vụ khuyến khích đương sự tự nguyện
thi hành khi tuyên án; Giao cho cơ quan, tổ chức nơi có người phải THA
cư trú, công tác có trách nhiệm khuyến khích tự nguyện thi hành, ngay
sau khi bản án, quyết định có hiệu lực thi hành.
Toà án nhân dân khi tuyên án thêm sau
phần quyết định trong án văn “VD: Ngay sau khi tuyên án người phải THA
dân sự được tự nguyện thi hành; Người phải THA dân sự có điều kiện THA
mà không tự nguyện thi hành thì người được THA có quyền yêu cầu cơ quan
THA dân sự cưỡng chế THA theo quy định của pháp luật”. Khuyến khích
người phải THA dân sự tự nguyện thi hành “VD: Nếu người phải THA dân sự
tự nguyện thi hành sớm thì không phải chịu lãi suất cơ bản theo qui định
của Ngân hàng Nhà nước tương ứng số tiền và thời gian chậm thi hành án;
Không bị áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế và phải chịu
chi phí cưỡng chế TH Atheo qui định của pháp luật về THA dân sự…”. Đối
với người phải THA dân sự đồng thời là người phải chấp hành hình phạt
tù, có thể thêm nội dung “Nếu người phải THA tự nguyện thi hành là một
tiêu chí để được xét miển giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù…”.
Ngay sau khi Bản án Quyết định có
hiệu lực thi hành do Toà án nhân dân chuyển đến, Thủ trưởng cơ quan tổ
chức, Chủ tịch UBND cấp xã nơi người phải THA cư trú, công tác, có trụ
sở hoặc có tài sản, có trách nhiệm khuyến khích người phải thi hành tự
nguyện thi hành; và có thể qui định thêm “VD nếu người phải THA chưa
chấp hành xong nghĩa vụ dân sự theo án tuyên mà có đăng ký biến động nơi
cư trú, công tác hoặc chuyển nhượng, chứng thực chuyển dịch tài sản
…thì thông báo ngay cho cơ quan THA dân sự biết để kịp thời áp dụng biện
pháp bảo đảm THA….
Điều 136 Hiến pháp năm 1992 qui định:
“Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật
phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn
vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị
hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”; Vì vậy bảo đảm cho Bản án, quyết
định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật được chấp hành trên thực
tế, phải là một nhiệm vụ quan trọng của pháp luật về tố tụng và là mục
đích tối thượng của việc xây dựng hoàn thiện pháp luật về thi hành án./.
Võ Thuần Nho
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN