Sẽ có Thông tư sửa đổi về việc hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong phim điện ảnh (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Ngày 15/01/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 90/QÐ-BVHTTDL về Chương trình xây dựng Thông tư của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024.
Theo đó, Chương trình xây dựng Thông tư của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024 đã đưa ra các Thông tư dự kiến ban hành trong năm 2024 như sau:
STT |
Tên văn bản |
Cơ quan chủ trì |
Thời gian trình |
Ghi chú |
1. |
Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
Vụ Pháp chế |
Tháng 11 |
|
2. |
Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 25/2018/TT-BVHTTDL ngày 30/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh. |
Vụ Pháp chế |
Tháng 11 |
|
3. |
Thông tư thay thế Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về phòng chống doping trong hoạt động thể thao và Thông tư 01/2023/TT-BVHTTDL ngày 21/02/2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2015) |
Cục Thể dục thể thao |
Tháng 11 |
Như vậy, trong Chương trình này, dự kiến Thông tư 25/2018/TT-BVHTTDL quy định việc hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh sẽ có Thông tư sửa đổi, bổ sung và dự kiến thời gian trình lên Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để ban hành là vào tháng 11/2024.
Được biết Thông tư 25/2018/TT-BVHTTDL được ban hành vào ngày 30/8/2018 và có hiệu lực từ ngày 15/11/2018 quy định nguyên tắc, nội dung của việc hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong đó, các tác phẩm sân khấu, điện ảnh không được sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá thuộc các trường hợp sau đây:
- Thể hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 như:
+ Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
+ Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
+ Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012.
+ Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
+ Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
+ Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
+ Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.
+ Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.
+ Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.
Và hành vi vi phạm nghĩa vụ của người hút thuốc lá quy định tại Điều 13 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012, trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án các hành vi này;
Điều 13. Nghĩa vụ của người hút thuốc lá
1. Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
2. Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi.
3. Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.
- Ca ngợi tổ chức, cá nhân thành công từ sản xuất, kinh doanh thuốc lá;
- Thể hiện trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh dành cho trẻ em;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.