Đề xuất Chương trình quốc gia về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (Hình từ internet)
Bộ Công Thương đang hoàn thiện Dự thảo Luật Hóa chất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hóa chất 2007 chất nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với sự phát triển của ngành công nghiệp hóa chất, quản lý hóa chất, giảm thiểu tối đa rủi ro của các hoạt động hóa chất tới sức khỏe người dân, môi trường và tài sản xã hội.
Theo Điều 77 Dự thảo Luật Hóa chất sửa đổi quy định về Chương trình quốc gia về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất như sau:
- Chương trình quốc gia về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất có mục tiêu thúc đẩy đảm bảo an toàn trong hoạt động hóa chất tại Việt Nam.
- Nội dung của Chương trình quốc gia về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất bao gồm:
+ Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp quốc gia;
+ Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất cấp quốc gia;
+ Xây dựng cơ sở thực hành nâng cao năng lực trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất cho các hoạt động dân sự.
+ Các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ quy định.
- Nguồn tài chính thực hiện Chương trình quốc gia về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất bao gồm:
+ Ngân sách nhà nước dành cho Chương trình quốc gia về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Khoản ngân sách này không thuộc loại chi ngân sách nhà nước hằng năm cho hoạt động hóa chất;
+ Kinh phí từ các quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và ngoài ngân sách nhà nước;
+ Đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Việc thực hiện Chương trình quốc gia về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định như sau:
+ Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổ chức triển khai, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình quốc gia về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
+ Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng nội dung, nhiệm vụ, cơ chế quản lý, cơ chế tài chính của Chương trình quốc gia về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
+ Chương trình quốc gia về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất khi được phê duyệt, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công, phân cấp.
Như vậy, Dự thảo Luật Hóa chất sửa đổi đã có bổ sung quy định mới về Chương trình quốc gia về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhằm mục tiêu chuẩn bị nguồn lực, năng lực trong việc phòng ngừa, ứng phó sự cố ở cấp độ quốc gia.
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh được quy định tại Điều 76 Dự thảo Luật Hóa chất sửa đổi như sau:
- Nội dung kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh bao gồm:
+ Tóm tắt đặc điểm, tình hình điều kiện tự nhiên, xã hội và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố trên tới công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh;
+ Tổng quan về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh. Đánh giá tình hình sự cố hóa chất và năng lực ứng phó sự cố hóa chất của tỉnh;
+ Xây dựng các giải pháp phòng ngừa sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh;
+ Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh;
+ Phương án khắc phục hậu quả do sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Kế hoạch triển khai, thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, đánh giá hiện trạng hoạt động hóa chất trên địa bàn và xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch vùng, địa phương.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tích hợp, lồng ghép nội dung của kế hoạch phòng ngừa
Như vậy, Dự thảo Luật Hóa chất sửa đổi đã bổ sung thêm quy định về xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh giúp địa phương có các phương án, giải pháp về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại địa bàn quản lý.
Xem thêm tại Dự thảo Luật Hóa chất sửa đổi
Đoàn Đức Tài