Làm thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024 mất bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Từ ngày 01/7/2024, người dân đã có thể được cấp thẻ căn cước mới theo Luật Căn cước 2023.
Khi đó, nếu công dân thuộc đối tượng được cấp thẻ căn cước lần đầu, bao gồm công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi và công dân Việt Nam dưới 14 tuổi thì sẽ không cần phải nộp lệ phí, tức là được miễn phí.
Đối với các trường hợp còn lại, khi cấp đổi từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân (gồm mã vạch hoặc gắn chíp) sang thẻ căn cước và cấp lại thẻ căn cước thì phải nộp lệ phí theo quy định, trừ những trường hợp sau đây:
- Cấp đổi thẻ căn cước theo quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước 2023, gồm:
+ Cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
+ Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
- Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước do lỗi của cơ quan quản lý căn cước.
Như vậy, khi làm thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024, tùy vào trường hợp thì người dân có sẽ được miễn phí hoặc phải nộp phí theo quy định.
Tuy nhiên, tính đến nay vẫn chưa có văn bản quy định về phí làm thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024. Do đó, người dân có thể tham khảo mức phí làm thẻ căn cước công dân theo quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC như sau:
- Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
- Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
- Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
(Khoản 2, 3 Điều 38 Luật Căn cước 2023)
- Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam.
- Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau.
- Thẻ căn cước hoặc số định danh cá nhân được sử dụng để cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người được cấp thẻ căn cước phải xuất trình thẻ căn cước theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu người được cấp thẻ xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được in, tích hợp vào thẻ căn cước; trường hợp thông tin đã thay đổi so với thông tin trên thẻ căn cước, người được cấp thẻ phải cung cấp giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh các thông tin đã thay đổi.
- Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được cấp thẻ căn cước theo quy định của pháp luật.
(Điều 20 Luật Căn cước 2023)