Đáp án trắc nghiệm Cuộc thi tìm hiểu bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu Giấc mơ xanh năm 2024

20/05/2024 22:55 PM

Cuộc thi Giấc Mơ Xanh nhằm nâng cao nhận thức, góp phần thay đổi hành vi, lối sống trong cộng đồng để cùng chung tay bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đáp án trắc nghiệm Cuộc thi tìm hiểu bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu Giấc mơ xanh năm 2024

Đáp án trắc nghiệm Cuộc thi tìm hiểu bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu Giấc mơ xanh năm 2024 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Đáp án trắc nghiệm Cuộc thi tìm hiểu bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu Giấc mơ xanh năm 2024

Dưới đây là đáp án trắc nghiệm tham khảo Cuộc thi tìm hiểu bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu Giấc mơ xanh năm 2024:

Câu hỏi 1: Theo hướng dẫn kỹ thuật phân loại rác tại nguồn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất thải rắn sinh hoạt được phân làm mấy loại?

a) 3 loại gồm: chất thải tái chế, chất thải thực phẩm và chất thải khác

b) 4 loại gồm: chất thải tái chế, chất thải thực phẩm, chất thải nguy hại và chất thải khác

c) 2 loại gồm: chất thải tái chế và chất thải không tái chế

Câu hỏi 2: Những loại chất thải rắn sinh hoạt nào sau đây có thể tái chế được?

a) Giấy thải, nhựa thải, kim loại thải

b) Giấy thải, nhựa thải, kim loại thải, thuỷ tinh thải

c) Giấy thải, vải, đồ da, đồ gỗ, cao su, thiết bị điện tử thải bỏ

d) Tất cả các đáp án trên

Câu hỏi 3: Chất thải nguy hại gồm những loại gì?

a) Bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, axit thải, dung môi thải, kiềm thải, dầu mỡ công nghiệp, chất tẩy rửa có thành phần nguy hại, bình gas mini từ hoạt động sinh hoạt; Sơn, mực, chất kết dính (loại có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất); Găng tay, giẻ lau dính dầu, hóa chất; Kim tiêm, khẩu trang, bông băng bị nhiễm khuẩn từ người bệnh

b) Các loại bóng đèn huỳnh quang thải; thủy tinh hoạt tính thải; nhiệt kế chứa thủy ngân thải.

c) Các loại pin, ắc quy thải.

d)Tất cả các loại trên

Câu hỏi 4: Chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam (VN AQI) được phân làm mấy loại?

a) 4 loại gồm xanh, vàng, đỏ, nâu

b) 5 loại gồm xanh, vàng, đỏ, tím, nâu

c) 6 loại gồm xanh, vàng, cam, đỏ, tím, nâu

d) 7 loại gồm xanh, vàng, cam, hồng, đỏ, tím, nâu

Câu hỏi 5: Các màu sắc nào sau đây được biểu thị cho chất lượng môi trường không khí ô nhiễm?

a) Cam, đỏ, tím, nâu

b) Xanh, cam, tím, nâu

c) Vàng, đỏ, tím, nâu

d) Vàng, cam, đỏ, tím

Câu hỏi 6: Mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất được quy định bằng màu gì?

a) Đỏ

b) Nâu

c) Cam

d) Tím

Câu hỏi 7: Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, vào những ngày môi trường không khí bị ô nhiễm ở mức đỏ cần làm gì?

a) Hạn chế hoạt động ngoài trời, hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực bị ô nhiễm không khí.

b) Đeo khẩu trang khi ra ngoài

c) Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

d) Tất cả các biện pháp trên.

Câu hỏi 8: Ngày Môi trường thế giới hàng năm tổ chức vào ngày nào?

a) Ngày 4/6

b) Ngày 5/6

c) Ngày 6/6

d) Ngày 7/6

Câu hỏi 9: Chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới năm 2024 là gì?

a) Phục hồi hệ sinh thái

b) Chỉ một trái đất

c) Giải pháp cho ô nhiễm nhựa

d) Phục hồi đất, sa mạc hóa và chống chịu hạn hán

Câu 10: Sự kiện Giờ Trái Đất được tổ chức vào thời gian nào trong năm

a) Ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 2

b) Ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3

c) Ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 4

d)Ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 5

Câu hỏi 11: Chủ đề sự kiện Giờ Trái Đất 2024 là gì?

a) Kiến tạo tương lai, bây giờ hoặc không bao giờ

b) Tiết kiệm điện – thành thói quen

c) Lên tiếng vì thiên nhiên

d) Giảm dấu chân Carbon – hướng tới Net Zero

Câu hỏi 12: Hoạt động chính trong sự kiện Giờ Trái Đất là gì?

a) Tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ đồng hồ

b) Tổ chức nhặt rác, dọn dẹp vệ sinh môi trường sống

c) Tổ chức các hoạt động trồng cây

d) Tổ chức hoạt động đổi giấy vụn lấy cây xanh

Câu hỏi 13: Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn do quốc gia nào khởi xướng?

a) Hoa Kỳ

b) Đức

c) Nhật

d) Australia

Câu hỏi 14: Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn được tổ chức định kỳ vào thời gian nào trong năm?

a) Định kỳ vào tuần thứ ba của tháng 6 hằng năm

b) Định kỳ vào tuần thứ ba của tháng 8 hằng năm

c) Định kỳ vào tuần thứ ba của tháng 9 hằng năm

d) Định kỳ vào tuần thứ ba của tháng 10 hằng năm

Câu hỏi 15: Các hoạt động chính trong Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn tại Việt Nam gồm:

a) Ra quân làm vệ sinh môi trường

b) Tổ chức các hoạt động trồng cây

c) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, cộng đồng trong việc bảo vệ, giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường

d) Tất cả các hoạt động trên.

Hướng dẫn làm trắc nghiệm Cuộc thi tìm hiểu bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu Giấc mơ xanh năm 2024

- Người dự thi điền thông tin cá nhân, hoàn thành bảng câu hỏi trắc nghiệm google form do Ban Tổ chức Cuộc thi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Cuộc thi.

- Người dự thi tải bảng câu hỏi trắc nghiệm google form do Ban Tổ chức Cuộc thi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Cuộc thi, hoàn thiện bài thi, gửi về địa chỉ: Báo Tiền Phong, Số 15 phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Bì thư đề rõ: Bài dự thi trắc nghiệm bảo vệ môi trường. Thời hạn cuối nhận bài: Ngày 30/11/2024, tính theo dấu Bưu điện.

Thời gian Cuộc thi tìm hiểu bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu Giấc mơ xanh năm 2024

- Thời hạn gửi các tác phẩm dự thi: Từ ngày 01/05/2024 – 30/11/2024

- Vòng thi tháng: từ tháng 05/2024 đến tháng 11/2024.

- Vòng chấm chung khảo và chung kết: từ 01/12/2024 – 15/12/2024

- Thời gian tổng kết, trao giải: Dự kiến cuối tháng 12/2024

Nguyên tắc bảo vệ môi trường

Theo Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường bao gồm:

- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

- Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.

- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.

- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 17,942

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079