Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (Hình từ internet)
Hiện nay, Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Hồ sơ |
Chính sách thuế sử dung đất nông nghiệp (SDĐNN) được thực hiện theo quy định của Luật thuế SDĐNN năm 1993, Pháp lệnh số 31-L/CTN ngày 29/3/1994 của UBTVQH về thuế bổ sung đối với hộ gia đình SDĐNN vượt quá hạn mức diện tích đất.
Theo quy định của Luật thuế SDĐNN thì tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp phải nộp thuế SDĐNN. Đối tượng chịu thuế SDĐNN là đất dùng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng trọt; đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản; đất rừng trồng. Căn cứ tính thuế SDĐNN được xác định theo diện tích đất, hạng đất và định suất thuế tính bằng kg thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất (Trong đó: Hạng đất căn cứ vào các yếu tố: Chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện khí hậu và thời tiết, điều kiện tưới tiêu; Định suất thuế tỉnh bằng kg thóc/ha quy định riêng đối với từng loại đất Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản từ 50 kg đến 550 kg thóc/ha; Đất trồng cây lâu năm từ 80 kg đến 650 kg thóc/ha; Cây ăn quả lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm bằng 1,3 lần thuế đối với đất trồng cây hàng năm cùng hạng 1, 2, 3 và bằng thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng 4, 5, 6; riêng đối với cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch một lần: thuế SDDNN tỉnh bằng 4% giá trị sản lượng khai thác. Giá thóc thu thuế do Chủ tịch UBND cấp tinh quyết định sát gia thị trưởng và không được thấp hơn 10% so với giá thị trường tại địa phương).
Luật thuế SDĐNN quy định việc miễn, giảm thuế SDĐNN như sau: (i) Miễn thuế đối với đất đồi, núi trọc dùng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đất trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; đối với các hộ nông dân là người tần tật, già yếu không nơi nương tựa; đối với hộ nộp thuế có thương binh hạng 1/4 và 2/4, bệnh binh hạng 1/3 và 2/3; (ii) Miễn thuế có thời hạn đối với đất khai hoang dùng vào sản xuất; đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng lại mới và đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả; hộ di chuyển đến vùng kinh tế mới khai hoàng đế sản xuất nông nghiệp; (iii) Giảm thuế trong trường hợp thiên tai, địch hoạ làm thiệt hại mùa màng; đối với hộ nộp thuế có thương binh, bệnh binh không thuộc diện miễn thuế mà đời sống có nhiều khó khăn; (iv) Miễn thuế hoặc giảm thuế cho các hộ nông dân sản xuất ở vùng cao, miền núi, biên giới và hải đảo và đối với các hộ nông dân là dân tộc thiểu số mà sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn; đối với hộ nộp thuế là gia đình liệt sỹ.
Thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, đồng thời hỗ trợ đối với nông dẫn, khuyến khích phát triển sẵn xuất nông nghiệp, chính sách miễn, giảm thuế SDĐNN được thực hiện từ năm 2001 đến nay. Theo quy định hiện hành thì chính sách thuế SDĐNN đang được miễn đến hết ngày 31/12/2025 theo Nghị quyết 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010, Nghị quyết 28/2016/QH14 ngày 11/11/2016 và Nghị quyết số 107/2020/QH14 ngày 10/6/2020 của Quốc hội, trừ diện tích đất nông nghiệp mà Nhà nước giao cho tổ chức quản lý nhưng không trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà giao cho tổ chức, cá nhân khác nhận thấu theo hợp đồng để sản xuất nông nghiệp.
Tổng kết, đánh giá 20 năm thực hiện chính sách miễn, giảm thuế SDĐNN cho thấy, tổng số thuế SDĐNN miễn, giảm giai đoạn 2003-2010 trung bình khoảng 3.268,5 tỷ đồng/năm; giai đoạn từ 2011-2016 trung bình khoảng 6.308,3 tỷ đồng/năm, giai đoạn 2017-2018 và đến hết năm 2020 khoảng 7438,5 tỷ đồng/năm; giai đoạn 2021-2023 trung bình khoảng 7.500 tỷ đồng/năm. Chính sách miễn, giảm thuế SDĐNN là giải pháp có tác động lớn, quan trọng góp phần thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong từng thời kỳ; Góp phần hỗ trợ trực tiếp người nông dân, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Khuyến khích tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nông dân, tạo việc làm cho khu vực nông thôn, khuyến khích người nông dân gắn bó hơn với đất, yên tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp; Góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.