Những người lao động được tăng lương 2 lần liên tiếp từ ngày 01/7/2024

03/07/2024 11:00 AM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về những người lao động được tăng lương 2 lần liên tiếp từ ngày 01/7/2024.

Những người lao động được tăng lương 2 lần liên tiếp từ ngày 01/7/2024

Những người lao động được tăng lương 2 lần liên tiếp từ ngày 01/7/2024 (Hình từ internet)

Những người lao động được tăng lương 2 lần liên tiếp từ ngày 01/7/2024

Ngày 30/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

** Lần tăng thứ nhất

Theo đó, từ ngày 01/7/2024, mức lương tối thiểu tăng khoảng 6% so với hiện hành. Cụ thể như sau:

- Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động từ ngày 01/7/2024 như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.960.000

23.800

Vùng II

4.410.000

21.200

Vùng III

3.860.000

18.600

Vùng IV

3.450.000

16.600

 

- Trước đó theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

 

Như vậy, có thể thấy mức lương tối thiểu theo tháng hoặc theo giờ đều tăng so với mức lương tối thiểu trước đó. Mức tăng dao động từ 200.000 - 280.000 đồng/tháng hoặc 1.000 - 1.300 đồng/giờ.

** Lần tăng thứ hai

Ngoài việc tăng lương tối thiểu vùng lên khoảng 6% thì Nghị định 74/2024/NĐ-CP cũng điều chỉnh một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng.

Theo đó, Nghị định 74/2024/NĐ-CP đã điều chỉnh nhiều vùng ở mức hưởng lương tối thiểu vùng thấp hơn lên mức hưởng lương tối thiểu vùng cao hơn.

Cụ thể tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, các địa phương được điều chỉnh vùng gồm có:

- Chuyển từ vùng II có mức lương tối thiểu tháng 4.410.000 đồng/tháng lên vùng I có mức lương tối thiểu tháng 4.960.000 đồng/tháng với các địa phương: Thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái, thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh.

- Chuyển từ vùng III có mức lương tối thiểu tháng 3.860.000 đồng/tháng lên vùng II có mức lương tối thiểu tháng 4.410.000 đồng/tháng với các địa phương:

+ Thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình;

+ Thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, thị xã Nghi Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa;

+ Thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa;

+ Thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng;

+ Thành phố Bắc Giang, thị xã Việt Yên và huyện Yên Dũng thuộc tỉnh Bắc Giang.

- Chuyển từ vùng IV có mức lương tối thiểu tháng 3.450.000 đồng/tháng lên vùng III có mức lương tối thiểu tháng 3.860.000 đồng/tháng với các địa phương:

+ Huyện Triệu Sơn, huyện Thọ Xuân, huyện Yên Định, huyện Vĩnh Lộc, huyện Thiệu Hóa, huyện Hà Trung, huyện Hậu Lộc, huyện Nga Sơn, huyện Hoằng Hóa, huyện Nông Cống thuộc tỉnh Thanh Hóa;

+ Huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình;

+ Huyện Ninh Phước thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Do đó, những người lao động đang làm việc tại các vùng II, III, IV mà thuộc các địa phương được điều chỉnh lên vùng cao hơn thì sẽ được tăng lương lần thứ hai.

Lưu ý: Với những người lao động có lương cao hơn lương tối thiểu vùng thì còn dựa vào sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Hướng dẫn áp dụng mức lương tối thiểu

Theo Điều 4 Nghị định 74/2024/NĐ-CP hướng dẫn áp dụng mức lương tối thiểu như sau:

- Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

- Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

- Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:

+ Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.

+ Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 1,294

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079