Đề xuất quy định hướng dẫn về chế độ quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội

03/07/2024 17:30 PM

Sau đây là nội dung quy định hướng dẫn về chế độ quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội được đề xuất tại dự thảo Nghị định.

Quy định hướng dẫn về chế độ quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội theo dự thảo Nghị định

Đề xuất quy định hướng dẫn về chế độ quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội (Hình từ internet)

Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội.

Quy định hướng dẫn về chế độ quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội theo dự thảo Nghị định

Theo dự thảo Nghị định, đã đề xuất nhiều quy định chế độ quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội, dưới đây là đơn cử một số nội dung như sau:

* Nguyên tắc quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội

- Ngân hàng Chính sách xã hội là ngân hàng chính sách, có tư cách
 pháp nhân, có con dấu, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán, được mở tài
 khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức
 tín dụng khác tại Việt Nam. Ngân hàng Chính sách xã hội là đơn vị hạch toán
 tập trung toàn hệ thống; chịu trách nhiệm về các hoạt động trước pháp luật;
 tiến tới tự chủ về tài chính.

- Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận
 nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước; được Nhà nước
 cấp vốn điều lệ, vốn hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách; được Nhà
 nước bảo đảm khả năng thanh toán; được ngân sách nhà nước cấp bù chênh
 lệch lãi suất và phí quản lý theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có
 liên quan; được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác theo quy định của pháp luật; không phải thực hiện dự trữ bắt buộc và không
 phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

- Ngân hàng Chính sách xã hội được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
 cho vay tái cấp vốn theo quy định của pháp luật; được tham gia thị trường liên
 ngân hàng, tham gia thị trường mở, tổ chức thanh toán nội bộ, cung cấp các
 dịch vụ thanh toán, các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng, thực hiện
 hoạt động ngoại hối; được tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế
 theo quy định của pháp luật.

(Điều 3 dự thảo Nghị định)

* Phân loại nợ và xác định dự phòng rủi ro tín dụng cần phải
 trích lập

- Đối với các khoản cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách
 khác tại Ngân hàng Chính sách xã hội (không bao gồm các khoản vay thực
 hiện theo hợp đồng ủy thác và các khoản vay Ngân hàng Chính sách xã hội không phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Nhà nước): Ngân hàng
 Chính sách xã hội thực hiện phân loại nợ và xác định, theo dõi số dự phòng
 rủi ro tín dụng cần phải trích lập để đảm bảo an toàn hoạt động theo hướng
 dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Đối với các khoản vay Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện theo
 hợp đồng ủy thác: Ngân hàng Chính sách xã hội phân loại nợ và xác định,
 theo dõi số dự phòng rủi ro tín dụng cần phải trích lập theo hợp đồng ủy thác.
 Trường hợp hợp đồng ủy thác không quy định về phân loại nợ và xác định,
 theo dõi dự phòng rủi ro tín dụng cần phải trích lập, Ngân hàng Chính sách xã
 hội thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 14 dự thảo Nghị định.

(Điều 14 dự thảo Nghị định)

* Thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội

Thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội là các khoản thu nhập phát
 sinh trong quá trình hoạt động, bao gồm:

- Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ:

+ Thu lãi từ hoạt động tín dụng;

+ Thu lãi tiền gửi;

+ Thu từ hoạt động nhận ủy thác cho vay theo hợp đồng ủy thác;

+ Thu cấp bù lãi suất và phí quản lý do ngân sách nhà nước cấp;

+ Thu về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ;

+ Thu hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ khác.

- Thu nhập từ hoạt động khác:

+ Thu thanh lý, nhượng bán tài sản;

+ Thu từ các khoản cho vay đã được xử lý từ dự phòng rủi ro tín dụng
 theo quy định;

+ Thu chênh lệch tỷ giá (nếu có);

+ Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

(Điều 22 dự thảo Nghị định)

Xem thêm nội dung tại dự thảo Nghị định.

Điều kiện để được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam hiện nay

- Người vay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã.

- Người vay là các đối tượng chính sách khác thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định trong Nghị định của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

(Điều 8 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg)

Lê Nguyễn Anh Hào

Chia sẻ bài viết lên facebook 505

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079