Trọn bộ danh mục sách giáo khoa lớp 12 năm học 2024-2025 tại các trường THPT công lập ở TPHCM

15/08/2024 09:02 AM

Sau đây là danh mục sách giáo khoa lớp 12 năm học 2024-2025 tại các trường THPT công lập ở TPHCM mà học sinh, phụ huynh cần nắm.

Trọn bộ danh mục sách giáo khoa lớp 12 năm học 2024-2025 tại các trường THPT công lập ở TPHCM

Trọn bộ danh mục sách giáo khoa lớp 12 năm học 2024-2025 tại các trường THPT công lập ở TPHCM (Hình từ Internet)

1. Danh mục sách giáo khoa lớp 12 năm học 2024-2025 tại TPHCM 

Uỷ ban nhân dân TPHCM ban hành Quyết định 2136/QĐ-UBND ngày 14/6/2024 về việc phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 12 sử dụng trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn TPHCM từ năm học 2024-2025.

Quyết định 2136/QĐ-UBND

Theo đó, danh mục sách giáo khoa lớp 12 sử dụng trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn TPHCM từ năm học 2024-2025 ban hành kèm theo Quyết định 2136/QĐ-UBND ngày 14/6/2024 gồm 52 sách như sau:

2. Trọn bộ danh mục sách giáo khoa lớp 12 năm học 2024-2025 tại các trường THPT công lập ở TPHCM 

Kèm theo Quyết định 2136/QĐ-UBND ngày 14/6/2024 của Uỷ ban nhân dân TPHCM thì cũng ban hành danh mục sách giáo khoa lớp 12 năm học 2024-2025 tại các trường THPT công lập ở TPHCM, đơn cử một số trường như sau:

(1) Trường THPT Mạc Đĩnh Chi từ năm học 2024-2025:

(2) Trường THPT Marie Curie từ năm học 2024 - 2025:

(3) Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai từ năm học 2024 - 2025:

(4) Trường THPT Lê Quý Đôn từ năm học 2024 - 2025:

>> Xem thêm danh mục sách giáo khoa lớp 12 năm học 2024-2025 tại các trường THPT công lập khác ở TPHCM tại file tải về sau: 

Tổng hợp danh mục SGK

(Người xem có thể thực hiện Ctrl + F tên trường để tìm danh mục sách giáo khoa)

3. Quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục

Quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục theo Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT như sau:

- Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.

- Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn

+ Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện;

+ Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;

+ Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;

+ Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó. Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu.

Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn. Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai. Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất.

Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản;

+ Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.

- Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT; tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn thành biên bản (gồm các nội dung: nhận xét, đánh giá về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của các tổ chuyên môn), biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.

- Hội đồng đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định tại Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT.

- Cơ sở giáo dục lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông). Hồ sơ gồm:

+ Quyết định thành lập Hội đồng của cơ sở giáo dục;

+ Biên bản họp Hội đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT;

+ Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của cơ sở giáo dục.

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 937

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079