Đề xuất quy định về kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt từ 01/01/2025

12/09/2024 18:30 PM

Nội dung quy định về kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt từ 01/01/2025 đang được lấy ý kiến tại dự thảo Nghị định của Bộ Giao thông vận tải.

Đề xuất quy định về kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt từ 01/01/2025

Đề xuất quy định về kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt từ 01/01/2025 (Hình từ internet)

Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã công bố dự thảo Nghị định (dự thảo 2) quy định về hoạt động vận tải đường bộ, dự kiến sẽ thay thế Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ, và có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 nếu được ban hành.

Đề xuất quy định về kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt từ 01/01/2025

Cụ thể, tại Điều 3 dự thảo Nghị định quy định về hoạt động vận tải đường bộ mới nhất, đã đề xuất quy định về kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt như sau:

- Đơn vị kinh doanh vận tải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thì được tham gia kinh doanh vận tải công cộng bằng xe buýt trên tuyến xe buýt nội tỉnh, tuyến xe buýt liên tỉnh, tuyến xe buýt nội tỉnh sử dụng xe ô tô thoáng nóc chở khách du lịch.

- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt

+ Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;

+ Phải có phù hiệu “XE BUÝT” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;

+ Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng (áp dụng tuyến xe buýt nội tỉnh) cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành.

- Nội dung quản lý tuyến đối với tuyến xe buýt nội tỉnh, tuyến xe buýt liên tỉnh

+ Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và công bố danh mục mạng lưới tuyến, biểu đồ chạy xe trên các tuyến, giá vé (đối với tuyến sử dụng nguồn ngân sách địa phương) và các chính sách hỗ trợ của nhà nước về khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn địa phương;

+ Quy định và tổ chức đấu thầu, đặt hàng khai thác tuyến xe buýt trong danh mục mạng lưới tuyến;

+ Xây dựng, bảo trì và quản lý kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt; quyết định tiêu chí kỹ thuật, vị trí điểm đầu, điểm cuối và điểm dừng của tuyến xe buýt trên địa bàn địa phương;

+ Theo dõi, tổng hợp kết quả hoạt động vận tải của các đơn vị kinh doanh vận tải trên tuyến; thống kê sản lượng hành khách.

- Nội dung quản lý tuyến đối với tuyến xe buýt nội tỉnh sử dụng thoáng nóc chở khách du lịch

+ Công bố danh mục tuyến xe buýt nội tỉnh sử dụng xe ô tô hai tầng thoáng nóc;

+ Thực hiện quy định tại điểm a, điểm c và điểm d khoản 3 Điều 5 dự thảo Nghị định;

+ Hồ sơ đăng ký khai thác tuyến theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 22 dự thảo Nghị định;

+ Quy trình đăng ký khai thác tuyến thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 22 dự thảo Nghị định;

+ Thông báo đăng ký khai thác tuyến thành công có hiệu lực kể từ ngày ký đến ngày Đơn vị kinh doanh vận tải ngừng tham gia khai thác tuyến hoặc theo hiệu lực của quyết định đình chỉ khai thác tuyến của Sở Giao thông vận tải. Sau 60 ngày kể từ ngày có Thông báo đăng ký khai thác tuyến thành công, nếu Đơn vị kinh doanh vận tải không thực hiện đưa xe vào khai thác thì Thông báo đăng ký khai thác tuyến thành công không còn hiệu lực;

+ Đơn vị kinh doanh vận tải được ngừng khai thác tuyến hoặc ngừng khai thác một hoặc một số chuyến xe trên tuyến. Trước khi ngừng khai thác 05 ngày, đơn vị kinh doanh vận tải phải gửi thông báo đến Sở Giao thông vận tải và nộp lại phù hiệu “XE BUÝT” cho Sở Giao thông vận tải (nơi cấp phù hiệu) vào ngày ngừng khai thác tuyến;

Sau khi đơn vị gửi thông báo ngừng khai thác tuyến, nếu đơn vị muốn đăng ký khai thác lại tuyến đó thì thực hiện quy trình đăng ký khai thác tuyến. theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 dự thảo Nghị định;

+ Đơn vị kinh doanh vận tải tuyến xe buýt nội tỉnh sử dụng xe ô tô thoáng nóc chở khách du lịch được thực hiện bán vé điện tử cho khách du lịch hoặc hợp đồng vận chuyển khách du lịch hoặc hợp đồng theo chương trình du lịch; kết nối với cơ quan quản lý thuế (nơi đơn vị kinh doanh vận tải kê khai, nộp thuế).

- Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt thực hiện lưu trữ Lệnh vận chuyển của các chuyến xe đã thực hiện trong thời gian tối thiểu 03 năm.

- Xe buýt được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả khách tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, địa điểm văn hóa, thể thao, trung tâm thương mại, đầu mối giao thông và các địa điểm kết nối với các phương thức vận tải khác; được ưu tiên hoạt động khi tổ chức giao thông tại đô thị.

Xem thêm nội dung tại dự thảo Nghị định.

Hiện hành, nội dung về kinh doanh vận tải xe buýt theo tuyến cố định đang được quy định tại Điều 5 Nghị định 10/2020/NĐ-CP.

Chia sẻ bài viết lên facebook 694

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079