Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy tại Hà Nội

01/10/2024 16:30 PM

Việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy tại Hà Nội được hướng dẫn trong Công văn 3203/UBND-NC năm 2024.

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy tại Hà Nội

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy tại Hà Nội (Hình từ Internet)

Ngày 26/9/2024, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Công văn 3203/UBND-NC tổ chức hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy” (04/10).

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy tại Hà Nội

Theo đó, để tổ chức các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 63 năm “Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ” (04/10/1961-04/10/2024) và 23 năm “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy” (04/10/2001-04/10/2024), qua đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn thể Nhân dân trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (sau đây viết tắt là PCCC và CNCH) góp phần kiềm chế và giảm số vụ cháy, nổ xảy ra, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các đơn vị thực hiện một số nhiệm vụ trong Công văn 3203/UBND-NC năm 2024 như sau:

(1) Các đơn vị chủ động căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị để tổ chức các hoạt động hưởng ứng, kỷ niệm 63 năm “Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH” và 23 năm “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy” với những hoạt động cụ thể, sôi nổi, thiết thực, hiệu quả.

(2) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức PCCC và CNCH; thường xuyên đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp, đối tượng tuyên truyền, phổ biến kiến thức kỹ năng về PCCC và CNCH; xây dựng những khái niệm đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp cận để đưa công tác PCCC và CNCH đến với từng nhà, từng cơ sở, từng khu dân cư, từng khu phố; trong đó đặc biệt coi trọng việc tuyên truyền, vận động 100% hộ gia đình trang bị, lắp đặt hệ thống cảnh báo cháy sớm, bình chữa cháy, mở lối thoát hiểm, thoát nạn thứ hai, trang bị các dụng cụ, phương tiện phục vụ thoát nạn (mặt nạ phòng độc, thang dây,…) tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, bứt phá trong công tác này; kiên trì, bền bỉ vận động, tuyên truyền người dân không sản xuất kinh doanh, làm việc và sinh sống tại các cơ sở, khu nhà trọ, nhà nhiều căn hộ không đảm bảo an toàn về PCCC; treo panô, áp phích, khẩu hiệu, khuyến cáo về PCCC (có nội dung khẩu hiệu kèm theo) tại trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng phóng sự, tin, bài, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, đài truyền hình Thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC, kỹ năng thoát nạn cho người dân.

(3) Tăng cường tuyên truyền, vận động để thu hút các tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động PCCC và CNCH, xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ (dân phòng, PCCC cơ sở, chuyên ngành) ngày càng vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đáp ứng phương châm “bốn tại chỗ” trong công tác PCCC và CNCH trong tình hình mới. Tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình an toàn về PCCC phù hợp với từng địa bàn như: “Tổ liên gia”, “Điểm chữa cháy công cộng”… tăng cường tổ chức tuyên truyền, vận động người dân nắm được lợi ích, hiệu quả của mô hình an toàn PCCC để tự nguyện tham gia.

(4) Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra an toàn PCCC, có biện pháp, giải pháp xử lý dứt điểm những cơ sở đang còn tồn tại, thiếu sót về PCCC; tổ chức tự kiểm tra an toàn PCCC trong phạm vi, địa bàn quản lý để kịp thời phát hiện và khắc phục những tồn tại, thiếu sót về PCCC; duy trì các điều kiện an toàn PCCC theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác thường trực chiến đấu; tổ chức tập huấn, diễn tập, thực tập phương án, tình huống xử lý sự cố cháy, nổ và CNCH; phấn đấu trong tháng 10/2024 giảm đến mức thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra; không để xảy ra cháy lớn và tai nạn, sự cố gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

(5) Tăng cường đầu tư nguồn lực, đảm bảo kinh phí hoạt động, đẩy mạnh xã hội hóa công tác PCCC; có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị về PCCC và CNCH (giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc…); nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất phương tiện PCCC và CNCH…

(6) Công an Thành phố:

- Tiếp tục tham mưu UBND Thành phố tổ chức thực hiện hiệu quả các Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị, Nghị quyết của Thành ủy, HĐND Thành phố; Kế hoạch chuyên đề, chuyên sâu của UBND Thành phố trong công tác PCCC và CNCH.

- Tiếp tục kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện từng chuyên đề, kế hoạch về PCCC và CNCH, trên cơ sở đó kịp thời cập nhật, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đồng thời xử lý nghiêm trách nhiệm của tập thể, cá nhân không thực hiện đúng quy định về công tác PCCC và CNCH.

- Tăng cường công tác xây dựng và thực tập phương án CC, phương án CNCH; tổ chức diễn tập phương án CC và CNCH có huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia. Thực hiện tốt công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và CNCH, bảo đảm lực lượng, phương tiện xử lý kịp thời, có hiệu quả các vụ cháy, nổ, sự cố xảy ra trên địa bàn Thành phố.

(7) UBND các quận, huyện, thị xã:

- Tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị, Nghị quyết của Thành ủy, HĐND Thành phố; Kế hoạch chuyên đề, chuyên sâu của UBND Thành phố trong công tác PCCC và CNCH.

- Vận động các cơ quan, đơn vị, cơ sở trên địa bàn quản lý treo pano, áp phích, khẩu hiệu có nội dung tuyên truyền về PCCC; tăng cường công tác kiểm tra về an toàn PCCC; đôn đốc các đơn vị, cơ sở khắc phục những tồn tại, thiếu sót về PCCC; kiên quyết xử lý các vi phạm về PCCC theo đúng quy định của pháp luật.

- Thực hiện tốt công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và CNCH, bảo đảm lực lượng, phương tiện xử lý kịp thời, có hiệu quả các vụ cháy, nổ, sự cố xảy ra trên địa bàn quản lý. Tăng cường công tác xây dựng và thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ. Tổ chức diễn tập phương án CC và CNCH có huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia.

(8) Các cơ quan báo, đài Thành phố: Tăng cường thời lượng phát thanh, truyền hình, bài viết tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC và CNCH trên các chuyên trang, chuyên mục. Phối hợp với Công an Thành phố tổ chức các hoạt động tuyên truyền về những gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; những chiến công trong công tác và chiến đấu của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Thủ đô; những mô hình hay, cách làm mới trong phong trào toàn dân tham gia PCCC.

Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai, thực hiện có hiệu quả các nội dung nêu trên. Giao Công an Thành phố theo dõi, đôn đốc việc thực hiện của các đơn vị, tổng hợp kết quả báo cáo Thành phố theo quy định.

Xem thêm Công văn 3203/UBND-NC ban hành ngày 26/9/2024.

Chia sẻ bài viết lên facebook 66

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079