Cú pháp đăng ký gói cước 5G VIETTEL mới nhất (Hình từ Internet)
Mới đây, Viettel đã công bố các gói cước 5G VIETTEL áp dụng cho các gói trả trước. Để có thể đăng ký các gói cước tương ứng, khách hàng có soạn tin nhắn theo các cú pháp như sau:
- Đối gói 5G DATA:
+ Soạn 5G135 gửi 191 (Phí: 135.000 đồng)
+ Soạn 5G150 gửi 191 (Phí: 150.000 đồng)
- Đối với gói 5G COMBO
+ Soạn 5G160B gửi 191 (Phí: 160.000 đồng)
+ Soạn 5G180B gửi 191 (Phí: 180.000 đồng)
+ Soạn 5G230B gửi 191 (Phí: 230.000 đồng)
+ Soạn 5G280B gửi 191 (Phí: 280.000 đồng)
+ Soạn 5G330B gửi 191 (Phí: 330.000 đồng)
+ Soạn 5G380B gửi 191 (Phí: 380.000 đồng)
+ Soạn 5G480B gửi 191 (Phí: 480.000 đồng)
- Đối với gói 5G ĐẶC BIỆT
+ Soạn 5GLQ190 gửi 191 (Phí: 190.000 đồng)
+ Soạn 5GLQ210 gửi 191 (Phí: 210.000 đồng)
Xem chi tiết các lợi ích của từng gói cước nêu trên TẠI ĐÂY.
Tại Quyết định 1132/QĐ-TTg ngày 09/10/2024, Thủ tướng đã phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, trong đó đã đề ra các mục tiêu thực hiện Chiến lược này đến năm 2025 như sau:
- Phổ cập cáp quang đến các hộ gia đình;
- 100% các tỉnh, thành phố, các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, khu công nghiệp, nhà ga/cảng biển/sân bay quốc tế có dịch vụ di động 5G;
- Đưa vào khai thác tối thiểu 2 tuyến cáp quang biển quốc tế mới;
- Hình thành các trung tâm dữ liệu hỗ trợ các ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI Data Center);
- Phát triển các trung tâm dữ liệu mới đạt tiêu chuẩn xanh theo các tiêu chuẩn quốc tế, trong đó chỉ số hiệu quả sử dụng năng lượng (PUE - Power Usage Effectiveness) không vượt quá 1,4;
- Trung bình mỗi người dân có 01 kết nối Internet vạn vật (IoT - Internet of Things);
- Mỗi người dân có 01 định danh số;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 50%.
- Phát triển các nền tảng cung cấp các công nghệ số (IoT, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, an ninh mạng,...) như dịch vụ, đóng vai trò là hạ tầng mềm để phát triển kinh tế, xã hội;
04 quan điểm trong Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 (1) Hạ tầng số là hạ tầng của nền kinh tế: hạ tầng số của Việt Nam (bao gồm 04 thành phần chính: (i) Hạ tầng viễn thông và Internet; (ii) Hạ tầng dữ liệu; (iii) Hạ tầng vật lý - số; (iv) Hạ tầng tiện ích số và Công nghệ số như dịch vụ) phải có dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, xanh, thông minh, mở và an toàn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh. (2) Hạ tầng số tiên tiến, hiện đại ngang tầm các nước phát triển trên thế giới: Hạ tầng số được Nhà nước ưu tiên phát triển và bảo vệ như hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, ngang tầm với các nước phát triển. (3) Phát triển đồng bộ: Hạ tầng số được quy hoạch, triển khai song song, đồng bộ với hạ tầng giao thông, hạ tầng điện, hạ tầng chiếu sáng, hạ tầng công trình ngầm, các hạ tầng kỹ thuật khác. Các doanh nghiệp phối hợp phát triển hạ tầng số có hiệu quả trên cơ sở dùng chung, chia sẻ hạ tầng. (4) Nhà nước mạnh, thị trường mạnh: Nhà nước kiến tạo môi trường phát triển thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển hạ tầng số. Thị trường sản phẩm, dịch vụ hạ tầng số phát triển nhanh, bền vững trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Phát triển các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có năng lực cạnh tranh quốc tế, đóng vai trò dẫn dắt, trụ cột trong phát triển hạ tầng số. (5) An toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết đối với hạ tầng số trong toàn bộ quá trình thiết kế, thử nghiệm, đánh giá, vận hành, khai thác: Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là nhiệm vụ trọng yếu, xuyên suốt, không thể tách rời với phát triển hạ tầng số. |