12 doanh nghiệp và cá nhân nợ thuế tính đến hết tháng 9 năm 2024 tại tỉnh Khánh Hòa

16/10/2024 12:30 PM

Sau đây là danh sách 12 doanh nghiệp và cá nhân nợ thuế tính đến hết tháng 9 năm 2024 tại tỉnh Khánh Hòa.

12 doanh nghiệp và cá nhân nợ thuế tính đến hết tháng 9 năm 2024 tại tỉnh Khánh Hòa

12 doanh nghiệp và cá nhân nợ thuế tính đến hết tháng 9 năm 2024 tại tỉnh Khánh Hòa (Hình từ Internet)

Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa ban hành Công văn 1362/HQKH-NV ngày 08/10/2024 về việc công khai thông tin nợ thuế.

Công văn 1362/HQKH-NV

12 doanh nghiệp và cá nhân nợ thuế tính đến hết tháng 9 năm 2024 tại tỉnh Khánh Hòa

Thực hiện Công văn 1862/TCHQ-TXNK ngày 01/04/2019 của Tổng cục Hải quan về việc công khai thông tin nợ thuế, Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa báo cáo như sau:

Qua kiểm tra, rà soát đến ngày 30/9/2024 tại đơn vị gồm 11 doanh nghiệp và 01 cá nhân còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt. (Danh sách các doanh nghiệp nợ thuế theo biểu mẫu đính kèm)

Quy định về cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập với cá nhân nợ thuế

Theo Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập với cá nhân nợ thuế như sau:

- Đối tượng áp dụng

+ Biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo biên chế hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 06 tháng trở lên hoặc được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.

+ Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.

- Xác minh thông tin về tiền lương và thu nhập

+ Cơ quan quản lý thuế tổ chức xác minh thông tin về các khoản tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế và cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập của người nộp thuế bị cưỡng chế tại cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế. Trường hợp cơ sở dữ liệu tại cơ quan quản lý thuế không đầy đủ thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế gửi văn bản yêu cầu cá nhân bị cưỡng chế và cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế cung cấp đầy đủ các thông tin về các khoản tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế.

+ Cá nhân bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập và các cơ quan, tổ chức liên quan phải cung cấp các thông tin về tiền lương và thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế cho cơ quan quản lý thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã cung cấp.

+ Trường hợp sau 03 ngày làm việc, cá nhân bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập và các cơ quan, tổ chức liên quan không cung cấp hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ về tiền lương và thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế thì cơ quan quản lý thuế căn cứ vào tình hình thực tế để áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019.

- Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập

+ Quyết định cưỡng chế lập theo Mẫu số 02/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP, tại quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập cần ghi rõ: Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế bị cưỡng chế; lý do bị cưỡng chế; số tiền bị cưỡng chế; tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế; tên, địa chỉ, số tài khoản nộp ngân sách nhà nước mở tại kho bạc nhà nước; phương thức chuyển số tiền bị cưỡng chế đến kho bạc nhà nước.

Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế đối với các quyết định hành chính về quản lý thuế do mình ban hành hoặc cấp dưới ban hành nhưng không có thẩm quyền cưỡng chế hoặc cấp dưới có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nhưng không đủ điều kiện về lực lượng, phương tiện để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế và có văn bản đề nghị cấp trên ra quyết định cưỡng chế. 

Trường hợp cấp trưởng vắng mặt có thể giao quyền cho cấp phó xem xét ban hành quyết định cưỡng chế, việc giao quyền được thực hiện bằng văn bản theo Mẫu số 09/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.

+ Quyết định cưỡng chế được ban hành ngay sau ngày hết thời hiệu của quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản hoặc ngay sau ngày đủ điều kiện chuyển biện pháp cưỡng chế theo quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019.

+ Quyết định cưỡng chế được gửi cho cá nhân bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế, các cơ quan, tổ chức có liên quan ngay trong ngày ban hành quyết định cưỡng chế và được cập nhật trên trang thông tin điện tử của ngành thuế hoặc ngành hải quan.

++ Quyết định cưỡng chế được gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế, trường hợp chưa đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế thì quyết định cưỡng chế được gửi bằng thư bảo đảm qua đường bưu chính hoặc giao trực tiếp.

++ Trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận thì người có thẩm quyền hoặc công chức thuế, công chức hải quan có trách nhiệm giao quyết định cưỡng chế lập biên bản về việc tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận quyết định, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi tổ chức, cá nhân có địa chỉ đăng ký với cơ quan quản lý thuế thì được coi là quyết định đã được giao.

++ Trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định cưỡng chế đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận; quyết định cưỡng chế đã được niêm yết tại trụ sở của tổ chức hoặc nơi cư trú của cá nhân bị cưỡng chế hoặc có căn cứ cho rằng người nộp thuế bị cưỡng chế trốn tránh không nhận quyết định cưỡng chế thì được coi là quyết định đã được giao.

+ Quyết định cưỡng chế chấm dứt hiệu lực kể từ ngày người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế nợ bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước hoặc số tiền thuế nợ bị cưỡng chế được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định nộp dần tiền thuế nợ hoặc quyết định gia hạn nộp thuế hoặc quyết định miễn tiền chậm nộp tiền thuế hoặc thông báo không tính tiền chậm nộp. Cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế theo Mẫu số 08/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

- Tỷ lệ khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân

+ Chỉ khấu trừ một phần tiền lương, tiền công hoặc một phần thu nhập tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định cưỡng chế.

+ Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập đối với cá nhân không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân đó; đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế

+ Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của người nộp thuế bị cưỡng chế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, kể từ kỳ trả tiền lương hoặc thu nhập gần nhất cho đến khi khấu trừ đủ số tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, đồng thời thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế và người nộp thuế bị cưỡng chế biết.

+ Khi đến kỳ phát tiền lương hoặc thu nhập gần nhất, cơ quan, tổ chức, người đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế có trách nhiệm khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào ngân sách nhà nước, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế biết.

+ Trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế mà hợp đồng lao động của người nộp thuế bị cưỡng chế chấm dứt, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động phải thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế biết trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của người nộp thuế bị cưỡng chế cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế thì bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định.

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 433

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079