Câu hỏi kèm đáp án tuần 2 Cuộc thi Tìm hiểu về Cải cách hành chính và Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng

30/10/2024 00:18 AM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung câu hỏi kèm đáp án tuần 2 Cuộc thi Tìm hiểu về Cải cách hành chính và Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng

Câu hỏi kèm đáp án tuần 2 Cuộc thi Tìm hiểu về Cải cách hành chính và Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng

Câu hỏi kèm đáp án tuần 2 Cuộc thi Tìm hiểu về Cải cách hành chính và Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng (Hình từ internet)

Câu hỏi kèm đáp án tuần 2 Cuộc thi Tìm hiểu về Cải cách hành chính và Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng

Ngày 09/10/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch 8581/KH-UBND về Tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu về Cải cách hành chính và Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” năm 2024.

Tuần 2 bắt đầu từ 10 giờ 00 phút ngày 28/10/2024 đến 09 giờ 30 phút ngày 04/11/2024. Dưới đây là câu hỏi kèm đáp án tham khảo tuần 2 Cuộc thi Tìm hiểu về Cải cách hành chính và Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng:

Câu 01: Theo quan điểm của Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 25/5/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cải cách hành chính phải lấy đối tượng nào làm trung tâm?

A. Người dân

B. Doanh nghiệp

C. Xã hội

D. Người dân, doanh nghiệp

Câu 02: Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 thì mục tiêu cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước đến năm 2025 là gì?

A. Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 90%. Mức độ hài lòng của người dân về cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục công lập đạt tối thiểu 85%.

B. Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 95%. Mức độ hài lòng của người dân về cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục công lập đạt tối thiểu 85%.

C. Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 90%. Mức độ hài lòng của người dân về cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục công lập đạt tối thiểu 90%.

D. Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 95%. Mức độ hài lòng của người dân về cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục công lập đạt tối thiểu 95%.

Câu 03: Theo Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, có bao nhiêu nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã?

A. 8 nội dung

B. 9 nội dung

C. 10 nội dung

D. 11 nội dung

Câu 04: Theo Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức thì đâu là căn cứ xác định vị trí việc làm?

A. Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

B. Phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị.

C. Biên chế được giao.

D. Số lượng công chức đã được tuyển dụng tại cơ quan, đơn vị.

Câu 05: Theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì trong thời hạn bao nhiêu ngày, kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra về văn bản trái pháp luật, cơ quan, người đã ban hành văn bản phải tổ chức xem xét, xử lý văn bản đó và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan kiểm tra văn bản?

A. 30 ngày.

B. 45 ngày.

C. 60 ngày.

D. 90 ngày.

Câu 06: Nhiệm vụ của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính là gì?

A. Trực tiếp chỉ đạo việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại địa phương theo các quy định tại Nghị định này và quy chế tổ chức hoạt động của Bộ phận Một cửa do Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành; Chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên về kết quả tiến độ, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc thẩm quyền của địa phương.

B. Kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

C. Xin lỗi cá nhân, tổ chức khi cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền vi phạm các quy định về những hành vi không được làm trong giải quyết thủ tục hành chính quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ, gây bức xúc cho nhân dân.

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 07: Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024 của tỉnh Lâm Đồng quy định tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết và cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử thuộc thẩm quyền giải quyết của cả ba cấp tỉnh, huyện, xã đạt tối thiểu là bao nhiêu?

A. 60%

B. 70%

C. 80%

D. 85%

Câu 08: Mục tiêu cải cách tài chính công đến năm 2025 được ban hành tại Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 25/5/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có xây dựng chỉ tiêu nào dưới đây?

A. Phấn đấu tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên; phấn đấu 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, có đủ điều kiện, chuyển sang tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc chuyển đổi thành công ty cổ phần.

B. Phấn đấu tối thiểu 15% đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên; phấn đấu 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, có đủ điều kiện, chuyển sang tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc chuyển đổi thành công ty cổ phần.

C. Phấn đấu tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên; phấn đấu 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, có đủ điều kiện, chuyển sang tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc chuyển đổi thành công ty cổ phần.

D. Phấn đấu tối thiểu 25% đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên; phấn đấu 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, có đủ điều kiện, chuyển sang tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Câu 09: Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, có bao nhiêu mục tiêu cơ bản đến năm 2030 của nội dung Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế?

A. 5 mục tiêu.

B. 6 mục tiêu.

C. 7 mục tiêu.

D. 8 mục tiêu.

Câu 10: Theo Kế hoạch số 5731/KH-UBND ngày 03/8/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng, mục tiêu đến năm 2030 về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số trên địa bàn tỉnh là gì?

A. Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%.

B. Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và sử dụng chữ ký điện tử, chữ ký số cá nhân đạt 50% trở lên.

C. Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 70%.

D. Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang và phổ cập dịch vụ mạng di động 5G.

Thời gian thi Cuộc thi Tìm hiểu về Cải cách hành chính và Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng

Thời gian thi Tìm hiểu trực tuyến: 04 tuần, từ ngày 21/10/2024 đến ngày 18/11/2024 (hằng tuần, Cuộc thi bắt đầu từ 10h00’ sáng thứ 2 và kết thúc vào lúc 9h30’ sáng thứ 2 của tuần kế tiếp).

09 nguyên tắc xây dựng Đề án chuyển đổi số đối với các bộ, ngành, địa phương

Tại Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 16/9/2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Đề án chuyển đổi số khi xây dựng phải dựa trên 09 nguyên tắc sau:

(1) Lựa chọn đưa vào đề án các mũi đột phá có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng tới ngành, lĩnh vực, địa phương thuộc phạm vi quản lý. Giải quyết các vấn đề này sẽ tạo nên những động lực chính thúc đẩy hoạt động và tạo đột phá trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế số của bộ, ngành và địa phương.

(2) Các mũi đột phá có thể tập trung vào nội hàm phát triển kinh tế số với 4 trụ cột là công nghiệp công nghệ thông tin, kinh tế số ngành, quản trị số và dữ liệu số hoặc phát triển Chính phủ số, chính quyền số, đô thị thông minh theo nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

(3) Các vấn đề đưa vào đề án phải cụ thể, tường minh, đo lường được (ưu tiên bằng hình thức trực tuyến thông qua các nền tảng số), phân công nhiệm vụ phải rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả.

(4) Đề án cần bảo đảm tính khả thi và có thể được triển khai ngay dựa trên nhu cầu thực tiễn và theo khuôn khổ pháp lý hiện hành mà không cần phải sửa đổi thể chế và chính sách.

(5) Phân định rõ danh mục nhiệm vụ của bộ, ngành và nhiệm vụ của địa phương trong thúc đẩy phát triển, đầu tư xây dựng, tránh chồng chéo, lãng phí.

(6) Bảo đảm đồng bộ với các chương trình, chiến lược của quốc gia, ngành, lĩnh vực; các nghị quyết, đề án, kế hoạch của bộ, ngành, địa phương về chuyển đổi số để tránh trùng lặp, tối ưu nguồn lực triển khai.

(7) Có phương án, giải pháp bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin mạng nhằm hạn chế nguy cơ lộ, mất bí mật nhà nước, thông tin nội bộ và dữ liệu cá nhân người dùng trên không gian mạng.

(8) Ngân sách triển khai đề án được cân đối từ ngân sách của bộ, ngành, địa phương và được triển khai một cách thiết thực, hiệu quả. Trường hợp cần thiết báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định.

(9) Việc xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện đề án phải bảo đảm tuân thủ quy trình thủ tục và nguồn lực thực hiện đề án theo quy định của pháp luật.

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 3,059

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079