Câu hỏi kèm đáp án Cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025 (Hình từ internet)
Ngày 27/11/2024, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Hội Tem Việt Nam ban hành Kế hoạch 5416/KH-HĐĐTW/BĐVN/HTVN tổ chức cuộc thi sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025 với chủ đề "50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước qua con tem bưu chính".
Dưới đây là câu hỏi kèm đáp án tham khảo Cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025:
Câu 1: Em hãy sắp xếp các mẫu tem sau đây theo trình tự sự kiện lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: Gợi ý đáp án: (a) => (e) => (d) => (c) => (b) (a) Bộ tem (1 mẫu duy nhất) kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968-2018. (e) Bộ tem “Kỷ niệm 50 năm thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1976)” (d) Mẫu bộ tem "Kỷ niệm 50 năm Trận chiến 12 ngày đêm "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" (1972-2022)" (c) Lễ ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27/1/1973, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Paris (Pháp) (b) Bộ tem 320 - Tổng tiến công 1975 Câu 2: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhiều cung đường, địa danh gắn liền với chiến công vẻ vang của quân đội và nhân dân ta. Em hãy nói về các chiến công được thể hiện trên các mẫu tem sau: Gợi ý đáp án: (a) Đường Trường Sơn (hay Đường mòn Hồ Chí Minh) là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam, đi qua Lào và Campuchia, phục vụ chi viện cho Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam (1959–1975). Hệ thống này bao gồm đường mòn, đường bộ, đường xe tải và giao thông sông nước với tổng chiều dài 16.000 km. Thành lập vào ngày 19/5/1959, Đoàn 559 với 440 thanh niên đã xây dựng tuyến đường. Thời gian đầu, hành quân từ Bắc vào Sài Gòn mất 6 tháng, bất chấp bom đạn từ máy bay Mỹ. Tuyến đường được xem là "thành tựu kỹ thuật quân sự vĩ đại" và còn được gọi là "Tuyến đường máu" bởi những hy sinh lớn lao trên con đường này. (b) Thành Cổ Quảng Trị - tòa thành nằm bên dòng sông Thạch Hãn, được xây dựng vào năm 1809 và được hoàn thiện vào năm 1837. Nơi đây không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Trị, mà còn có vị trí quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Mùa Hè năm 1972 (từ 28/6 đến 16/9) đã diễn ra Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị đầy bi tráng, đi vào lịch sử như bản hùng ca bất tử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. (c) Từ ngày 20/1/1968, sau 170 ngày đêm chiến đấu ác liệt, quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 17.000 lính địch, phá hủy nhiều khí tài hiện đại và giải phóng huyện Hướng Hóa vào ngày 9/7/1968. Thất bại tại Khe Sanh đã làm sụp đổ chiến lược phòng thủ của Mỹ, gây tâm lý chán nản trong giới quân sự và chính trị Mỹ. Chiến thắng Khe Sanh thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân ta, và nghệ thuật quân sự vượt trội. Đây là bước ngoặt lớn, góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968, tạo đà cho các chiến thắng sau này, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975. (d) Đồng khởi 1960 là một chiến công oanh liệt, một sự kiện lịch sử trọng đại, một mốc son chói lọi trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng bộ và Nhân dân Bến Tre; là thắng lợi của truyền thống yêu nước, quật cường, của tinh thần dũng cảm, niềm tin, sáng tạo, là thắng lợi của khối đại đoàn kết, của ý Đảng - lòng dân, của tư tưởng tiến công, tiến công liên tục, biết vượt qua khó khăn, thử thách, chớp lấy thời cơ khởi nghĩa giành thắng lợi của Đảng bộ và Nhân dân Bến Tre. (e) Cuộc Tổng tấn công mùa Xuân 1975 diễn ra từ tháng 3 đến 30/4/1975, gồm ba chiến dịch lớn: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, và Hồ Chí Minh. Mở đầu bằng thắng lợi tại Buôn Ma Thuột, quân ta nhanh chóng giải phóng Tây Nguyên và miền Trung. Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh thành công, giải phóng Sài Gòn. Cuộc tổng tấn công kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước. Câu 3: Trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước có nhiều gương chiến đấu, hy sinh của quân và dân ta được Nhà nước phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Em hãy cho biết vài nét về người anh hùng được thể hiện qua con tem dưới đây. Gợi ý đáp án: (a) Vài nét về Nguyễn Văn Trỗi - Nguyễn Văn Trỗi (1940–1964) là một anh hùng liệt sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ông quê ở Điện Bàn, Quảng Nam, từng làm thợ điện tại Sài Gòn và tham gia lực lượng biệt động. - Năm 1964, ông bị bắt khi thực hiện nhiệm vụ đánh bom cầu Công Lý nhằm ám sát Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara. Dù bị tra tấn, ông kiên quyết không khai báo. - Ngày 15/10/1964, Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn ở Sài Gòn. Trước khi hy sinh, ông hô vang khẩu hiệu cách mạng, để lại tấm gương sáng về lòng yêu nước và tinh thần bất khuất. (b) Vài nét về Nguyễn Viết Xuân - Nguyễn Viết Xuân (1934–1964) là một anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, quê ở Hưng Yên. Ông tham gia quân đội từ năm 1952 và lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. - Năm 1964, ông là Đại đội phó chính trị, trực tiếp chiến đấu tại mặt trận Quảng Bình. Trong một trận chiến ác liệt, dù bị thương nặng và mất một chân, ông vẫn dõng dạc hô: "Nhằm thẳng quân thù, bắn!", tiếp thêm sức mạnh cho đồng đội. - Ông hy sinh ngày 18/11/1964, trở thành biểu tượng về tinh thần chiến đấu kiên cường và lòng yêu nước. Câu 4: Năm 2025 cả nước tưng bừng kỷ niệm sự kiện lịch sử 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trong cuộc đấu tranh đó đã có rất nhiều tấm gương bộ đội, chiến sỹ đã trực tiếp tham gia phục vụ chiến đấu. Em hãy kể một câu chuyện về tấm gương tiêu biểu mà em biết (bài viết không quá 1000 từ) hoặc vẽ 1 mẫu tem (khuôn khổ A4) nói về sự kiện lịch sử trên. (Thông tin cần có trên tem và mô phỏng bố cục, các em có thể tham khảo để vẽ tem) |
- Bài dự thi được viết tay hoặc đánh máy vi tính, trình bày trên khổ giấy A4 hoặc giấy ô ly sạch sẽ, không nhàu nát, tẩy xoá; trả lời đầy đủ các câu hỏi, ngôn từ văn phong dễ hiểu, trong sáng, mạch lạc, bố cục sắp xếp hợp lý theo đúng trình tự câu hỏi, không sử dụng bài photo copy và bài làm giống nhau.
- Bài tham dự cuộc thi phải là bài chưa được đăng tải trên các sách báo, tạp chí hoặc trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào. Người dự thi phải chịu hoàn toàn về bản quyền và trách nhiệm nếu có tranh chấp về bản quyền của Bài dự thi.
- Khuyến khích các bài dự thi viết tay, sưu tập nhiều tem làm minh chứng cho bài dự thi (các hình ảnh, tư liệu phải chính thống và có chú thích rõ ràng).
- Bài dự thi phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, trường, lớp, địa chỉ trường, địa chỉ nhà riêng và số điện thoại (nếu có), các bài dự thi không đầy đủ thông tin cá nhân đều là những bài dự thi không hợp lệ.
- Bài dự thi gửi về Ban Tổ chức, ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính năm 2025 với chủ đề “50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước qua con tem bưu chính”.
- Ban Tổ chức cuộc thi có toàn quyền sở hữu, sử dụng các tác phẩm phục vụ cho công tác tuyên truyền sau cuộc thi; không chịu trách nhiệm với những bài dự thi bị thất lạc, hư hỏng trong quá trình vận chuyển; không trả lại bài đã gửi tham gia cuộc thi và bài đạt giải.
Nội dung được đề cập tại Công văn 3837/BTTTT-TTĐN năm 2024 hướng dẫn xây dựng Kế hoạch công tác thông tin đối ngoại năm 2025 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
Theo đó, triển khai các hoạt động tuyên truyền, thông tin đối ngoại các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2025 theo kết luận của Ban Bí thư, gồm 05 sự kiện kỷ niệm lớn:
- Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2025);
- 135 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2025);
- 80 năm ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025);
- Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025);
- 80 năm Ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).