Cập nhật dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự công ích (Hình từ Internet)
Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự công ích (sau đây gọi tắt là dự thảo Nghị quyết).
![]() |
Dự thảo Nghị quyết |
Theo Điều 5 dự thảo Nghị quyết đề xuất các trường hợp Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự công ích như sau:
(1)
Phương án 1: Viện kiểm sát qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình mà phát hiện hành vi vi phạm xâm hại đến quyền dân sự của các chủ thể thuộc nhóm dễ bị tổn thương hoặc lợi ích công, sau khi đã chuyển thông tin đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, trách nhiệm khởi kiện theo quy định tại Điều 15 dự thảo Nghị quyết và công bố thông tin mà không có chủ thể nào khởi kiện thì Viện kiểm sát khởi kiện.
Phương án 2: Viện kiểm sát qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình mà phát hiện hành vi vi phạm xâm hại đến quyền dân sự của các chủ thể thuộc nhóm dễ bị tổn thương hoặc lợi ích công, sau khi đã kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, trách nhiệm khởi kiện theo quy định tại Điều 15 dự thảo Nghị quyết và công bố thông tin mà không có chủ thể nào khởi kiện thì Viện kiểm sát khởi kiện.
(2)
Phương án 1: Qua giải quyết vụ án, vụ việc, Viện kiểm sát phát hiện hành vi vi phạm xâm hại quyền dân sự của các chủ thể thuộc nhóm dễ bị tổn thương hoặc lợi ích công nhưng chưa được giải quyết trong vụ án, vụ việc, sau khi đã chuyển thông tin đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, trách nhiệm khởi kiện theo quy định tại Điều 15 dự thảo Nghị quyết và công bố thông tin mà không có chủ thể nào khởi kiện thì Viện kiểm sát khởi kiện.
Phương án 2: Viện kiểm sát qua giải quyết vụ án, vụ việc nếu phát hiện các trường hợp sau khi giải quyết trách nhiệm hình sự mà phần dân sự chưa được giải quyết hoặc trường hợp không đến mức phải xử lý hình sự nhưng phải khắc phục hậu quả thiệt hại để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể thuộc nhóm dễ bị tổn thương hoặc lợi ích công mà sau khi đã chuyển thông tin/kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, trách nhiệm khởi kiện theo quy định tại Điều 15 dự thảo Nghị quyết và công bố thông tin mà không có không có chủ thể nào đứng ra khởi kiện thì Viện kiểm sát khởi kiện
Ngoài ra, tại Điều 20 dự thảo Nghị quyết đề xuất quy định về khởi kiện vụ án dân sự công ích như sau:
- Viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự công ích khi cơ quan, tổ chức, cá nhân tại khoản 2 Điều 15 dự thảo Nghị quyết không khởi kiện. Đối với vụ án dân sự công ích để bảo vệ quyền dân sự của chủ thể thuộc nhóm dễ bị tổn thương, Viện kiểm sát khởi kiện sau khi đã có ý kiến của chủ thể thuộc nhóm người dễ bị tổn thương đề nghị Viện kiểm sát khởi kiện do họ không có đủ năng lực để khởi kiện.
- Viện kiểm sát gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi của người bị kiện xâm phạm quyền dân sự của chủ thể thuộc nhóm dễ bị tổn thương hoặc lợi ích công đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự công ích. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
+ Tên Viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự công ích;
+ Tên, địa chỉ của người bị kiện;
+ Tên, địa chỉ của người được bảo vệ quyền dân sự;
+ Tên, địa chỉ của người có trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người làm chứng;
+ Quyền, lợi ích bị xâm phạm;
+ Yêu cầu khởi kiện và căn cứ thực tế;
- Trong vụ án dân sự công ích, nếu bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố thì Toà án không chấp nhận giải quyết.
Xem thêm tại dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự công ích.