Kết luận 137-KL/TW: Thôn, tổ dân phố vẫn là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư sau sáp nhập tỉnh

12/04/2025 09:00 AM

Sau đây là bài viết có nội dung về thôn, tổ dân phố vẫn là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư sau sáp nhập tỉnh được quy định trong Kết luận 137-KL/TW năm 2025.

Kết luận 137-KL/TW: Thôn, tổ dân phố vẫn là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư sau sáp nhập tỉnh

Kết luận 137-KL/TW: Thôn, tổ dân phố vẫn là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư sau sáp nhập tỉnh (Hình từ Internet)

Kết luận 137-KL/TW: Thôn, tổ dân phố vẫn là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư sau sáp nhập tỉnh

Theo đó, trong chủ trương sáp nhập tỉnh , bỏ cấp huyện thì Bộ Chính trị đã có nhiều Kết luận hướng dẫn công tác sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp, cụ thể:

- Kết luận 121-KL/TW năm 2025 về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

- Kết luận 126-KL/TW ngày 14/02/2025 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.

- Kết luận 128-KL/TW ngày 07/3/2025 về chủ trương công tác cán bộ.

- Kết luận 134-KL/TW năm 2025 phê duyệt Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Và mới đây, Ban Chấp hành Trung ương có Kết luận 137-KL/TW về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Tại phiên họp ngày 27/3/2025, trên cơ sở báo cáo của Đảng uỷ Chính phủ về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Tờ trình số 12/TTr-ĐUCP, ngày 25/3/2025), Bộ Chính trị, Ban Bí thư có ý kiến về thôn, tổ dân phố trong và sau quá trình sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp như sau:

- Tiếp tục xác định thôn, tổ dân phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, không phải là cấp hành chính;

- Trước mắt giữ nguyên thôn, tổ dân phố hiện có;

- Sau đó giao Đảng uỷ Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu và xác định lộ trình sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn cơ sở.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố

Cụ thể, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố được quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2012/TT-BNV (sửa đổi khoản 1 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV) như sau:

- Bảo đảm tính tự quản của cộng đồng dân cư, chấp hành sự quản lý nhà nước trực tiếp của chính quyền cấp xã và sự lãnh đạo của cấp ủy đảng.

- Tuân thủ pháp luật, thực hiện theo hương ước (quy ước); đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.

- Không chia tách các thôn, tổ dân phố đang hoạt động ổn định; thực hiện sáp nhập các thôn, tổ dân phố phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng địa phương.

- Trường hợp do quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân, do di dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa hoặc nơi có địa hình bị chia cắt phức tạp, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn thì điều kiện thành lập thôn, tổ dân phố mới có thể thấp hơn quy định. Trong trường hợp cộng đồng dân cư mới hình thành không đủ điều kiện thành lập thôn mới, tổ dân phố mới thì ghép vào thôn, tổ dân phố liền kề

Trên đây là nội dung về “Kết luận 137-KL/TW: Thôn, tổ dân phố vẫn là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư sau sáp nhập tỉnh”

Chia sẻ bài viết lên facebook 44

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079