Nghị quyết 60: Thông tin sáp nhập tỉnh về hợp nhất TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương (Hình từ Internet)
Ngày 12/04/2025, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW về Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Theo đó, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII cơ bản thống nhất với các nội dung đề xuất của Bộ Chính trị và Đề án về phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; xây dựng hệ thống tổ chức đảng ở địa phương, chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Trong đó, đối với việc hợp nhất TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương thì Ban Chấp hành Trung ương đã cho ý kiến như sau:
“Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.”
Lưu ý: Thông tin về việc hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ là thông tin dự kiến được quy định trong Nghị quyết 60-NQ/TW về Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, chưa phải là thông tin chính thức.
(1) Thành phố Hồ Chí Minh
Về vị trí địa chính trị, Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích là 2.056 km2, gồm 1 thành phố và 21 quận huyện (16 quận và 5 huyện), dân số Thành phố trên 8,99 triệu dân. Vị trí địa lý thuận lợi với phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, một phần phía Nam giáp biển. Thành phố có vị trí địa chính trị hết sức thuận lợi về tất cả các mặt của khu vực phía Nam và giao thương Quốc tế, có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, phát triển như:
(2) Tỉnh Bình Dương
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Theo thông tin thống kê mới nhất, tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2; dân số trung bình 2.568.689 người, GRDP bình quân đầu người đạt 151 triệu đồng/ năm (Báo cáo của Cục Thống kê Bình Dương ngày 0112/2020);
(3) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Có đường địa giới chung dài 16,33 km với Thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây; 116,51 km với Đồng Nai ở phía Bắc; 29,26 km với Bình Thuận ở phía Đông; Tỉnh tiếp giáp biển Đông với bờ biển dài 305,4 km và trên 100.000 km2 thềm lục địa.
BR-VT có vị trí là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực, đồng thời là địa phương duy nhất của vùng Đông Nam Bộ hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí, cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển. Bà Rịa-Vũng Tàu hội tụ đủ tiềm năng phát triển tất cả các loại hình giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới. Trong đó thành phố Bà Rịa là Trung tâm Hành chính–Chính trị của tỉnh.
Trên đây là nội dung về “Nghị quyết 60: Thông tin sáp nhập tỉnh về hợp nhất TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương”
Xem thêm tại Nghị quyết 60-NQ/TW ban hành ngày 12/4/2025.