Điểm mới trong cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ sau sắp xếp (Đề xuất)

12/04/2025 17:58 PM

Dưới đây là bài viết về điểm mới trong cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ sau sắp xếp theo Dự thảo Nghị định của Chính phủ.

Đề xuất điểm mới trong cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ sau sắp xếp

Đề xuất điểm mới trong cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ sau sắp xếp (Hình từ internet)

Dự thảo Nghị định
Tờ Trình Dự thảo Nghị Định

Điểm mới trong cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ sau sắp xếp (Đề xuất)

Bộ Tư pháp ban hành dự thảo Nghị định về việc quy định điểm mới trong cơ cấu tổ chức mới của thanh tra chính phủ sau sắp xếp cụ thể tại Điều 3 dự kiến bao gồm 22 đơn vị như sau:

- Vụ Pháp chế.

- Vụ Tổ chức cán bộ.

- Vụ Kế hoạch - Tài chính.

- Văn phòng.

- Vụ Hợp tác quốc tế.

- Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực phía Bắc (Cục 1).

- Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực Miền Trung (Cục II).

- Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực phía Nam (Cục III).

- Cục Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Cục IV).

- Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực nội chính, nội vụ, dân tộc, tôn giáo (Cục V).

- Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực tài chính, ngân hàng (Cục VI),

- Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực xây dựng (Cục VII).

- Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực nông nghiệp và môi trường (Cục VIII).

- Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực công thương (Cục IX).

- Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực y tế, giáo dục (Cục X).

- Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, ngoại giao (Cục XI).

- Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực khoa học và công nghệ (Cục XII),

- Cục Giám sát và Thẩm định (Cục XIII).

- Cục Theo dõi, đôn đốc và Xử lý sau thanh tra (Cục XIV).

- Ban Tiếp công dân trung ương.

- Bảo Thanh tra.

- Trường Cán bộ thanh tra.

Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều 3 dự thảo Nghị định là các tổ chức hành chính, giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 21 đến khoản 22 dự thảo Nghị định là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ.

Ban Tiếp công dân trung ương trực tiếp quản lý Trụ sở Tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng Thanh tra Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ.

Cụ thể về đề xuất cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ

Căn cứ kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, dự thảo Nghị định quy định về cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ tại Điều 3 bao gồm: 22 đơn vị, trong đó có 05 đơn vị tham mưu tổng hợp, 15 đơn vị thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo lĩnh vực, địa bàn và 02 đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ nhất, dự thảo Nghị định quy định 05 đơn vị tham mưu tổng hợp theo định hướng tại Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18, gồm Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng. Vụ Hợp tác quốc tế.

Sáp nhập Trung tâm Thông tin vào Văn phòng để thực hiện việc tinh gọn bộ máy của Thanh tra Chính phủ theo chỉ đạo của Trung ương; Văn phòng tiếp nhận chức năng chuyển đổi số và quản lý Cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ nhằm gắn việc chuyển đổi số với công tác cải cách hành chính, tăng tính hiệu quả trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn cơ quan, đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ số, Chính phủ điện tử trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, tiếp tục duy trì 03 Cục thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo địa bàn như hiện nay; Dự thảo Nghị định quy định về 03 đơn vị này trên cơ sở kế thừa từ Nghị định 81/2023/NĐ-CP, với những lý do chủ yếu sau:

- Theo quy định pháp luật, Thanh tra Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước và trực tiếp thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các địa phương trên phạm vi cả nước. Thanh tra Chính phủ là một trong những cơ quan trong khối nội chính, có tính đặc thù, có nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trên phạm vi cả nước thông qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Do vậy, cần phải có các Cục địa bàn để thường xuyên phối hợp, hướng dẫn nghiệp vụ, hỗ trợ các địa phương trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; giải quyết từ sớm, từ xa những vấn đề tiềm ẩn bất ổn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;

- Khi thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương thì Thanh tra Chính phủ với chức năng, nhiệm vụ của mình tham mưu giúp Ban Chỉ đạo Trung ương. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thi cần thiết phải có các Cục địa bàn như hiện nay để thực hiện nhiệm vụ này;

- Trong quy định chức năng, nhiệm vụ cho 03 Cục địa bàn và 08 Cục thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo lĩnh vực sẽ phân định rõ ràng, cụ thể, không có sự chồng chéo về đối tượng quản lý.

Thứ ba, thành lập 08 Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo lĩnh vực trên cơ sở kết thúc tổ chức, hoạt động của 12 Thanh tra Bộ và 03 vụ thanh tra theo ngành, lĩnh vực của Thanh tra Chính phủ (Vụ I, Vụ II, Vụ III).

Việc tổ chức thành các Cục do các đơn vị này đảm bảo tiêu chí, điều kiện để thành lập Cục theo Nghị định 101/2020/NĐ-CP và giải quyết thực tế khó khăn khi bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, cụ thể là:

+ Đối tượng quản lý của các đơn vị này là các ngành, lĩnh vực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, có tỉnh chuyên môn sâu và khối lượng công việc lớn;

+ Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phân cấp, phân quyền trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cần thiết phải có cấp phòng trong Cục để thực hiện phân cấp, phân quyền;

+ Đảm bảo tiêu chỉ về số lượng công chức trong Cục do sau khi sắp xếp mỗi Cục có từ 80 đến 200 công chức;

+ Theo Đề án, Thanh tra Chính phủ tiếp nhận 12 Thanh tra Bộ, trong Thanh tra Bộ có nhiều phòng, mỗi phòng có Trưởng phòng và 1-3 Phó Trưởng phòng, sắp xếp thành 59 phòng tại 8 Cục, giảm 30 phòng, băng 33,7%.

Đối với 08 Cục thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo lĩnh vực, thực hiện tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước và thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cụ thể như sau:

- Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực nội chính, nội vụ, dân tộc, tôn giáo: có chức năng tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực về thi hành án dân sự, bổ trợ tư pháp, bồi thường nhà nước; về tổ chức bộ máy, công chức, công vụ, lao động, tiền lương, việc làm, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, lưu trữ nhà nước, thì đua, khen thưởng, về dân tộc, tôn giáo; về an ninh, quốc phòng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội...

- Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực tài chính, ngân hàng: có chức năng tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực về quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển, thu chi ngân sách: giả, chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ tài chính; việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, ngoại hối...

- Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực xây dựng: có chức năng tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng; đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, hạ tầng, nhà ở, quản lý và kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng. giao thông vận tải...

- Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực nông nghiệp và môi trường: có chức năng tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng chống thiên tai, phát triển nông thôn, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, môi trường...

- Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực công thương: có chức năng tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực về sản xuất, kinh doanh điện, than, dầu khí, năng lượng, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao, cụm công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...

- Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực y tế, giáo dục: có chức năng tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực về khám chữa bệnh, trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, được, bảo hiểm y tế; giáo dục các cấp, việc tuyển sinh, đào tạo, cấp văn bằng, chứng chỉ, sách giáo khoa, cơ sở vật chất và thiết bị trường học...

- Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, ngoại giao, có chức năng tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực về công tác ngoại giao, công tác về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, di sản văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật, quyền tác giả, báo chí, xuất bản, quảng cáo, thư viện, văn hóa cơ sở, văn hóa dân tộc, kinh doanh, xúc tiến du lịch, thể dục, thể thao, du lịch...

- Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực khoa học và công nghệ: có chức năng tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân, bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, chuyển đổi số quốc gia...

Thứ tư, sắp xếp, tổ chức lại Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra thành Cục Giám sát và Thẩm định và Cục Theo dõi, đôn đốc và Xử lý sau thanh tra. Việc sắp xếp, tổ chức thành 02 Cục là cần thiết với những lý do chủ yếu sau:

- Công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra có khối lượng công việc rất lớn, hiện nay, Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra thực hiện nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng ban hành kết luận thanh tra và xử lý sau thanh tra. Sau khi sắp xếp 12 Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ thì khối lượng công việc giám sát, thẩm định và theo dõi, đôn đốc, xử lý sau thanh tra tăng lên gấp nhiều lần so với hiện nay;

- Giám sát, thẩm định và theo dõi, đôn đốc, xử lý sau thanh tra là những công việc độc lập, khác nhau trong quy trình quản lý và hoạt động thanh tra. Trong đó, giám sát, thẩm định gần với giai đoạn tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra theo quy định pháp luật, nhằm kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động thanh tra; theo dõi, đôn đốc, xử lý sau thanh tra là giai đoạn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các đối tượng thanh tra thực hiện kết luận thanh tra, nhằm thu hồi tài sản vi phạm, tham nhũng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra;

- Ngoài ra, trong giai đoạn hiện nay, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án thi khối lượng công việc xử lý sau thanh tra phát sinh rất lớn so với trước đây.

Thứ năm, dự thảo Nghị định quy định 02 đơn vị sự nghiệp công lập, gồm Báo Thanh tra và Trưởng Cán bộ thanh tra.

- Hợp nhất Trường Cán bộ Thanh tra và Viện Chiến lược và khoa học thanh tra thành Trường Cán bộ Thanh tra theo Kết luận 134-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tỉnh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Trưởng Cán bộ Thanh tra thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học, nghiên cứu việc xây dựng chiến lược, chính sách về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phục vụ quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ.

- Sáp nhập Tạp chí Thanh tra vào Báo Thanh tra theo Thông báo 05/TB-BCĐTKNQ18 ngày 15/01/2025; Bảo Thanh tra tiếp nhận, thực hiện chức năng thông tin - tuyên truyền, diễn đàn khoa học, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, lý luận, nghiệp vụ về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Thứ sáu, trong cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ quy định tại dự thảo Nghị định không tổ chức Văn phòng Đảng - Đoàn thể. Việc tổ chức đơn vị này thực hiện theo quy định của Trung ương và hướng dẫn của Đảng uỷ Chính phủ.

Nguyễn Tùng Lâm

Chia sẻ bài viết lên facebook 19

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079