Nghỉ hưu sớm: Mức hưởng lương hưu tối đa của cán bộ, công chức khi sắp xếp bộ máy là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP) thì cán bộ, công chức trong diện sắp xếp lại tổ chức, nếu đáp ứng điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, sẽ được nghỉ hưu sớm mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu. Cụ thể:
Các trường hợp có tuổi đời còn từ 2 đến dưới 10 năm so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I và II của Nghị định 135/2020/NĐ-CP và đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sẽ được hưởng các quyền lợi sau:
- Hưởng lương hưu theo mức tính của Luật Bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỷ lệ do nghỉ hưu trước tuổi.
- Được áp dụng thêm một số chế độ ưu đãi nếu có từ 15 năm làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 01/7/2025), mức lương hưu hằng tháng vẫn giữ nguyên cách tính như sau:
- Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;
- Đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
Như vậy, cán bộ công chức viên chức và người lao động nghỉ hưu trước tuổi do sắp xếp bộ máy thì vẫn được hưởng lương hưu tối đa là 75% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Để được hưởng mức lương hưu tối đa, lao động nữ phải có thời gian đóng BHXH bắt buộc là 30 năm, lao động nam có thời gian đóng BHXH bắt buộc là 35 năm.
Theo Điều 4 Thông tư 01/2025/TT-BNV (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 002/2025/TT-BNV) thì cách tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi như sau:
(1) Trường hợp tuổi đời còn từ đủ 02 năm - 05 năm cho đến tuổi nghỉ hưu
Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:
(i) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
- Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:
Mức trợ cấp hưu trí một lần |
= |
Tiền lương tháng hiện hưởng |
x |
1,0 |
x |
Số tháng nghỉ sớm |
- Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi:
Mức trợ cấp hưu trí một lần |
= |
Tiền lương tháng hiện hưởng |
x |
0,5 |
x |
Số tháng nghỉ sớm |
(ii) Trợ cấp cho số năm nghỉ sớm: Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) được hưởng 05 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp cho số năm nghỉ sớm |
= |
Tiền lương tháng hiện hưởng |
x |
05 |
x |
Số tháng nghỉ sớm |
(iii) Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Đối với những người nghỉ trước ngày 01/7/2025 (trừ nữ cán bộ, công chức cấp xã) thì mức trợ cấp được tính như sau: 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc |
= |
Tiền lương tháng hiện hưởng |
x |
05 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) |
+ |
(0,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi ) |
Đối với nữ cán bộ, công chức cấp xã nghỉ từ ngày 01/01/2025 trở đi và những người nghỉ từ ngày 01/7/2025 thì mức trợ cấp được tính như sau: 15 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 16 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng
Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc |
= |
Tiền lương tháng hiện hưởng |
x |
04 (đối với 15 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) |
+ |
(0,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 16 trở đi ) |
(2) Trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm - đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu
Trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:
- Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
+ Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:
Mức trợ cấp hưu trí một lần |
= |
Tiền lương tháng hiện hưởng |
x |
0,9 |
x |
60 tháng |
+ Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi:
Mức trợ cấp hưu trí một lần |
= |
Tiền lương tháng hiện hưởng |
x |
0,45 |
x |
60 tháng |
- Trợ cấp cho số năm nghỉ sớm: Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) được hưởng 04 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp cho số năm nghỉ sớm |
= |
Tiền lương tháng hiện hưởng |
x |
04 |
x |
Số tháng nghỉ sớm |
- Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Đối với những người nghỉ trước ngày 01/7/2025 (trừ nữ cán bộ, công chức cấp xã) thì mức trợ cấp được tính như sau: 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc |
= |
Tiền lương tháng hiện hưởng |
x |
05 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) |
+ |
(0,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi ) |
Đối với nữ cán bộ, công chức cấp xã nghỉ từ ngày 01/01/2025 trở đi và những người nghỉ từ ngày 01/7/2025 thì mức trợ cấp được tính như sau: 15 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 16 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc |
= |
Tiền lương tháng hiện hưởng |
x |
04 (đối với 15 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) |
+ |
(0,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 16 trở đi ) |
(3) Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 7a Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP), được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:
(i) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
+ Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày 15/3/2025
Mức trợ cấp hưu trí một lần |
= |
Tiền lương tháng hiện hưởng |
x |
1,0 |
x |
Số tháng nghỉ sớm |
+ Đối với người nghỉ hưu từ tháng thứ 13 kể từ ngày 15/3/2025:
Mức trợ cấp hưu trí một lần |
= |
Tiền lương tháng hiện hưởng |
x |
0,5 |
x |
Số tháng nghỉ sớm |
(ii) Được hưởng trợ cấp cho số năm nghỉ sớm và trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm (ii), điểm (iii) khoản (1).
(4) Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu
Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 76 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP), được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:
(i) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
Mức trợ cấp hưu trí một lần |
= |
Tiền lương tháng hiện hưởng |
x |
1,0 |
x |
Số tháng nghỉ sớm |
(ii) Được hưởng trợ cấp cho số năm nghỉ sớm và trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm (ii), điểm (iii) khoản (1).
(5) Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu:
- Đối với trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm như cách tính quy định tại điểm (i) khoản (1).
- Đối với trường hợp quy định tại Điều 7a Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP) thì được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm như cách tính quy định tại điểm (i) khoản (3).
- Đối với trường hợp quy định tại Điều 75 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP) thì được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm như cách tính quy định tại điểm (i) khoản (4).