Sau sáp nhập còn 28 tỉnh: Trong đó 48 tỉnh sáp nhập còn 19, giữ nguyên 9 tỉnh (dự kiến)

12/04/2025 11:30 AM

Theo kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì sau sáp nhập sẽ còn 34 tỉnh, thành gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong số 28 tỉnh sau sáp nhập thì 48 tỉnh sẽ sáp nhập còn 19, giữ nguyên 9 tỉnh.

Sau sáp nhập còn 28 tỉnh: Trong đó 48 tỉnh sáp nhập còn 19, giữ nguyên 9 tỉnh (dự kiến) (Hình từ internet)

Sau sáp nhập còn 28 tỉnh: Trong đó 48 tỉnh sáp nhập còn 19, giữ nguyên 9 tỉnh (dự kiến)

Ngày 28/3/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành Kết luận 137-KL/TW về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. 

Theo đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có ý kiến về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau: 

Thực hiện đúng chủ trương theo Kết luận 130-KL/TW, ngày 14/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp (còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương), tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp.

Kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện hiện nay kể từ ngày 01/7/2025 sau khi Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.

Theo đó, sau sắp xếp, còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.

Được biết, tại Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 của Bộ Nội vụ về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính có đề cập đến danh sách các tỉnh thành dự kiến sáp nhập như sau:

Trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Điều 1 dự thảo Nghị quyết, có 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp, gồm: 

- 04 thành phố: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.

- 48 tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An và Cả Mau. Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.

11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sắp xếp, gồm: Thành phố Hà Nội, thành phố Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Như vậy, theo thông tin nêu trên, sau sắp xếp, dự kiến cả nước sẽ còn lại 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương và 28 tỉnh.

Trong đó, dự kiến 28 tỉnh sau sáp nhập sẽ gồm: 

- 19 tỉnh mới trên cơ sở sáp nhập 48 tỉnh;

- 9 tỉnh được giữ nguyên hiện trạng.

06 Tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh (Đề xuất)

Tiêu chí xác định đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp gồm:

(1) Tiêu chỉ về Diện tích tự nhiên và Quy mô dân số: Thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số dưới 100% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15.

(2) Tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hoá, dân tộc: Đơn vị hành chính cấp tinh có yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hoá, dân tộc tương đồng, bảo đảm khối đoàn kết gắn bó của cộng đồng dân cư; giữ gìn và phát huy văn hóa, lịch sử, dân tộc của mỗi địa phương.

(3) Tiêu chí về địa kinh tế: Đơn vị hành chính cấp tinh có vị trí địa lý liền kẻ, điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bố và tổ chức các không gian kinh tế, quy mô và trình độ phát triển kinh tế phù hợp nhằm bảo đảm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đơn vị hành chính sau sắp xếp.

(4) Tiêu chí về địa chính trị: Cân nhắc kỹ các yếu tố về trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền địa phương và người dân.

(5) Tiêu chí về quốc phòng, an ninh: Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, đặc biệt xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu, khu vực đảo, quần đảo và vùng biên giới.

(Điều 1 Dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính)

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 79

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079