Điều chỉnh cơ cấu nguồn điện của Quy hoạch điện VIII

17/04/2025 17:40 PM

Thủ tướng ban hành Quyết định 768 về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Theo đó, điều chỉnh cơ cấu nguồn điện của Quy hoạch điện VIII đến năm 2030 và định hướng năm 2050.

Điều chỉnh cơ cấu nguồn điện của Quy hoạch điện VIII đến năm 2030 và định hướng năm 2050

Điều chỉnh cơ cấu nguồn điện của Quy hoạch điện VIII đến năm 2030 và định hướng năm 2050 (Hình từ Internet)

Điều chỉnh cơ cấu nguồn điện của Quy hoạch điện VIII

Theo Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2025, Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Theo đó, điều chỉnh cơ cấu nguồn điện của Quy hoạch điện VIII đến năm 2030 và định hướng năm 2050 cụ thể như sau:

(i) Đến năm 2030:

Tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước (không bao gồm xuất khẩu) là 183.291 - 236.363 MW, trong đó:

- Điện gió trên bờ và gần bờ 26.066 - 38.029 MW (chiếm tỷ lệ 14,2 - 16,1%);

- Điện gió ngoài khơi 6.000 - 17.032 MW đưa vào vận hành giai đoạn 2030 - 2035, có thể đẩy sớm tiến độ nếu điều kiện thuận lợi và giá thành phù hợp;

- Điện mặt trời (gồm điện mặt trời tập trung và điện mặt trời mái nhà, không bao gồm các nguồn điện mặt trời theo khoản 5 Điều 10 Luật Điện lực 2024) 46.459 - 73.416 MW (chiếm tỷ lệ 25,3 - 31,1%);

- Điện sinh khối 1.523 - 2.699 MW, điện sản xuất từ rác 1.441 - 2.137 MW, điện địa nhiệt và năng lượng mới khác khoảng 45 MW; có thể phát triển quy mô lớn hơn nếu đủ nguồn nguyên liệu, hiệu quả sử dụng đất cao, có nhu cầu xử lý môi trường, hạ tầng lưới điện cho phép, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý;

- Thủy điện 33.294 - 34.667 MW (chiếm tỷ lệ 14,7 - 18,2%), có thể phát triển cao hơn nếu bảo đảm môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ an ninh nguồn nước;

- Điện hạt nhân 4.000 - 6.400 MW đưa vào vận hành giai đoạn 2030 - 2035, có thể đẩy sớm tiến độ nếu điều kiện thuận lợi;

- Nguồn lưu trữ 10.000 - 16.300 MW (chiếm tỷ lệ 5,5 - 6,9 %);

- Nhiệt điện than 31.055 MW (chiếm tỷ lệ 13,1 - 16,9%);

- Nhiệt điện khí trong nước 10.861 - 14.930 MW (chiếm tỷ lệ 5,9 - 6,3%);

- Nhiệt điện LNG 22.524 MW (chiếm tỷ lệ 9,5 - 12,3%);

- Nguồn điện linh hoạt (nhiệt điện sử dụng nhiên liệu LNG, dầu, hydrogen... có độ linh hoạt vận hành cao) 2.000 - 3.000 MW (chiếm tỷ lệ 1,1 - 1,3%);

- Thủy điện tích năng 2.400 - 6.000 MW;

- Nhập khẩu điện 9.360 - 12.100 MW từ Lào, Trung Quốc (chiếm tỷ lệ 4,0 -5,1%, tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ hoặc đẩy sớm thời gian nhập khẩu điện từ Lào về khu vực miền Bắc nếu điều kiện thuận lợi).

Với các nguồn điện than đang gặp khó khăn trong việc triển khai, vay vốn và thay đổi cổ đông sẽ cập nhật quá trình xử lý để điều chỉnh cơ cấu các nguồn điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối cho phù hợp với nhu cầu.

Về việc tham gia mua bán điện trực tiếp (DPPA) và sản xuất năng lượng mới: Theo thống kê, hiện nay số lượng khách hàng lớn tiêu thụ từ 1 triệu kWh/năm trở lên chiếm khoảng 25% tổng sản lượng điện toàn hệ thống (với khoảng trên 1.500 khách hàng).

Đến năm 2030, quy mô xuất khẩu điện sang Campuchia lên khoảng 400 MW. Dự kiến đến năm 2035, công suất xuất khẩu điện sang Singapore, Malaysia và các đối tác khác trong khu vực khoảng 5.000 - 10.000 MW, có thể cao hơn tùy theo nhu cầu của bên nhập khẩu trên cơ sở có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an ninh năng lượng trong nước và an ninh quốc phòng.

(ii) Định hướng năm 2050:

 Tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước (không bao gồm xuất khẩu) là 774.503 - 838.681 MW, trong đó:

- Điện gió trên bờ và gần bờ 84.696 - 91.400 MW (chiếm tỷ lệ 10,9%);

- Điện gió ngoài khơi 113.503 - 139.097 MW (chiếm tỷ lệ 14,7 - 16,6%);

- Điện mặt trời (gồm điện mặt trời tập trung và điện mặt trời mái nhà) 293.088 - 295.646 MW (35,3 - 37,8%);

- Điện sinh khối 4.829 - 6.960 MW, điện sản xuất từ rác 1.784 -2.137 MW, điện địa nhiệt và năng lượng mới khác khoảng 464 MW;

- Điện hạt nhân 10.500 - 14.000 MW (chiếm tỷ lệ 1,4 - 1,7%);

- Thủy điện 40.624 MW (chiếm tỷ lệ 4,8 - 5,2%);

- Nguồn điện lưu trữ 95.983 - 96.120 MW (chiếm tỷ lệ 11,5 - 12,4%);

- Nhiệt điện than 0 MW (0%), không còn sử dụng than để phát điện;

- Nhiệt điện sử dụng sinh khối/amoniac 25.798 MW (chiếm tỷ lệ 3,1 - 3,3%);

- Nhiệt điện khí trong nước và chuyển sử dụng LNG 7.900 MW (chiếm tỷ lệ 0,9- 1,0%);

- Nhiệt điện khí trong nước chuyển chạy hoàn toàn bằng hydrogen 7.030 MW (chiếm tỷ lệ 0,8 - 0,9%);

- Nhiệt điện khí LNG CCS (xây mới, lắp đặt thiết bị thu giữ và lưu trữ các- bon) 1.887 - 2.269 MW (chiếm tỷ lệ 0,2 - 0,3%);

- Nhiệt điện LNG đốt kèm hydrogen 18.200 - 26.123 MW (chiếm tỷ lệ 2,3 - 3,1%);

- Nhiệt điện LNG chuyển chạy hoàn toàn bằng hydrogen 8.576 - 11.325 MW (chiếm tỷ lệ 1,1 - 1,4%);

- Nguồn điện linh hoạt 21.333 - 38.641 MW (chiếm tỷ lệ 2,8 - 4,6%);

- Thủy điện tích năng 20.691 - 21.327 MW;

Nhập khẩu điện 14.688 MW từ Lào, Trung Quốc (chiếm tỷ lệ 1,8 - 1,9%), có thể tăng thêm quy mô tối đa hoặc đẩy sớm thời gian nhập khẩu điện từ Lào về khu vực miền Bắc nếu điều kiện thuận lợi, giá thành hợp lý.

Về việc tham gia DPPA và sản xuất năng lượng mới chiếm khoảng 30 - 60% tổng sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo hoặc cao hơn tùy điều kiện phát triển của thị trường.

Duy trì xuất khẩu điện sang Singapore, Malaysia và các đối tác khác trong khu vực với quy mô khoảng 10.000 MW, có thể cao hơn tùy theo nhu cầu của bên nhập khẩu trên cơ sở có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an ninh năng lượng trong nước và an ninh quốc phòng.

Xem thêm tại Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2025.

Lê Quang Nhật Minh

Chia sẻ bài viết lên facebook 23

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079