Tập trung khắc phục những tồn tại hạn chế đối với bình đẳng giới hiện nay

21/04/2025 12:45 PM

Bộ Nội vụ triển khai công tác tập trung khắc phục những tồn tại hạn chế đối với bình đẳng giới hiện nay

Tập trung khắc phục những tồn tại hạn chế đối với bình đẳng giới hiện nay

Tập trung khắc phục những tồn tại hạn chế đối với bình đẳng giới hiện nay (Hình từ internet)

Tập trung khắc phục những tồn tại hạn chế đối với bình đẳng giới hiện nay

Bộ Nội vụ ban hành Công văn 739/BNV-CTTN&BĐG năm 2025 hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2025.

Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới, Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là bộ, ngành, địa phương) căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và điều kiện thực tiễn tại địa phương, đơn vị triển khai một số nhiệm vụ tập trung khắc phục những tồn tại hạn chế đối với bình đẳng giới hiện nay năm 2025 như sau:

- Tỷ lệ phụ nữ tham gia lĩnh vực chính trị còn chưa tương xứng với trình độ, năng lực của phụ nữ;

- Lao động nữ còn chiếm phần lớn trong các ngành nghề thâm dụng lao động, trình độ chuyên môn thấp hoặc làm việc trong khu vực phi chính thức;

- Các doanh nghiệp, cơ sở nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ còn khó đáp ứng được các điều kiện vay vốn ưu đãi chính thức;

- Mất cân bằng giới tính khi sinh; Tình trạng bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình, mua bán người;

- Các chính sách, quy định của các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, dự án trình các cấp có thẩm quyền chủ yếu trung tính về giới, chưa tính đến sự khác biệt giới để đề xuất các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;

- Công tác kiểm tra, giám sát đối với trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người đứng đầu trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu liên quan đến công tác bình đẳng giới;

- Đề xuất các giải pháp để giải quyết những thách thức về khoảng cách giới trong bối cảnh già hóa dân số, vấn đề việc làm, khoảng cách giới về thu nhập trong thời đại công nghệ số và các tác động tiêu cực của thiên tai, biến đổi khí hậu đối với phụ nữ, trẻ em.

Tổ chức triển khai các chương trình, đề án nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới

Thực hiện tổ chức triển khai các chương trình, đề án nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới và các chương trình, đề án liên quan như:

Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030

Các bộ, ngành, địa phương căn cứ các văn bản hướng dẫn về triển khai công tác truyền thông đến năm 2030, kế hoạch và điều kiện thực tiễn của địa phương, cơ quan để triển khai hiệu quả.

Tập trung truyền thông, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, tăng cường thực hiện số hóa trong truyền thông thông qua mạng xã hội nhằm tiếp cận tới nhiều người dân hơn, đặc biệt là thanh niên, học sinh, sinh viên để lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tăng quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2025 thiết thực, hiệu quả, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của bộ, ngành, địa phương.

- Tổ chức đánh giá, sơ kết 5 năm (giai đoạn 2021-2025) triển khai thực hiện Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 (Bộ Nội vụ sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể riêng).

Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025

Các bộ, ngành, địa phương căn cứ các văn bản hướng dẫn triển khai Chương trình, kế hoạch và điều kiện thực tiễn của cơ quan, địa phương để triển khai hiệu quả.

Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương; rà soát các cơ sở trợ giúp xã hội công lập tại địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới; nghiên cứu xây dựng và vận hành Mạng lưới đối tác hành động về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới để tạo điều kiện cho việc xây dựng Quy chế phối hợp liên ngành trong phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại địa phương; tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình.

- Tổ chức đánh giá, tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 (Bộ Nội vụ sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể riêng).

Chương trình Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021-2030

- Tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm:

+ Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ gắn với quy hoạch, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan hoạch định chính sách;

+ Tăng cường công tác truyền thông về bình đẳng giới, về vai trò, vị trí, tiềm năng của phụ nữ trong thời kỳ mới. Tổ chức đánh giá, sơ kết 5 năm (giai đoạn 2021-2025) triển khai thực hiện Chương trình Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021-2030 (Bộ Nội vụ sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể sau).

Triển khai, lồng ghép giới trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

- Bám sát văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Triển khai các nội dung, nhiệm vụ liên quan đến công tác bình đẳng giới trong các chiến lược, chương trình, đề án theo sự phân công, bao gồm: 

- Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025;

- Chương trình Giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030;

- Đề án "Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025";

- Đề án "Đưa việc giảng dạy nội dung về giới, bình đẳng giới vào chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non và trình độ đại học giai đoạn 2024-2030";

- Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025;

- Chương trình hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh giai đoạn 2024-2030.

Nguyễn Tùng Lâm

Chia sẻ bài viết lên facebook 22

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079