Tại Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Đã nêu rõ phương án tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đối với thôn, tổ dân phố của cấp xã là tiếp tục xác định thôn, tổ dân phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, không phải là cấp hành chính, trước mắt giữ nguyên thôn, tổ dân phố hiện có. Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ nghiên cứu và xác định lộ trình sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã.
Để cụ thể hơn thì tại Phụ lục kèm theo Quyết định 758/QĐ-TTg ngày 14/04/2025 về Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
Thủ tướng đã giao Bộ Nội vụ nghiên cứu, xác định lộ trình, hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, nâng cao tính tự quản, phục vụ trực tiếp đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn cơ sở. Thời gian hoàn thành trước ngày 31/5/2026.
Như vậy, dự kiến sau khi việc sáp nhập xã, phường trên cả nước hoàn thành thì sẽ tiếp tục nghiên cứu sáp nhập thôn, tổ dân phố để tiếp tục tinh gọn, hoàn thành trước ngày 31/5/2026.
Sáp nhập thôn và tổ dân phố hoàn thành trước ngày 31/5/2026 (Hình từ internet)
- Thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc,... (gọi chung là thôn); thôn được tổ chức ở xã; dưới xã là thôn.
- Tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu,... (gọi chung là tổ dân phố); tổ dân phố được tổ chức ở phường, thị trấn; dưới phường, thị trấn là tổ dân phố.
* Lưu ý:
Thôn, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã);
Là nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.
Về tổ chức thì mỗi thôn có Trưởng thôn; mỗi tổ dân phố có Tổ trưởng tổ dân phố. Trường hợp cần thiết thì có 01 Phó Trưởng thôn, 01 Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lựa chọn sau khi thống nhất với Trưởng Ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố; Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
(Điều 2 và Điều 5 Thông tư 04/2012/TT-BNV, sửa đổi tại Thông tư 14/2018/TT-BNV)
Theo Điều 13 Thông tư 04/2012/TT-BNV, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố và được hưởng phụ cấp hàng tháng.
Từ đó, lương của Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố chính là mức phụ cấp hàng tháng.
Theo Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố sẽ được Ngân sách Trung ương khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố như sau, cụ thể:
(i) Đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới, hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở.
Trường hợp thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã thì được giữ mức khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở;
(ii) Đối với các thôn, tổ dân phố không thuộc quy định tại (i) được khoán quỹ phụ cấp bằng 4,5 lần mức lương cơ sở.
(iii) Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì thôn, tổ dân phố quy định tại (i) và (ii) được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện đó.
Lưu ý: Mức “lương” nêu trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác có liên quan.
Trường hợp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.
Tuy nhiên, mức hưởng cụ thể của từng chức danh sẽ được thực hiện dựa vào: Quỹ phụ cấp được ngân sách Trung ương khoán cho mỗi thôn, tổ dân phố; nguồn kinh phí ngân sách chi cho cải cách tiền lương; tình hình đặc thù của từng thôn.
Thông qua đó, UBND trình HĐND cấp tỉnh quy định mức phụ cấp của từng chức danh không chuyên trách cấp thôn trong đó có trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.