Số lượng Ban Chấp hành, Ban Thường vụ của tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp xã sau sáp nhập (Hình từ internet)
Ngày 23/4/2025, Ban Tổ chức Ban Chấp hành Trung ương ban hành Hướng dẫn 31-HD/BTCTW thành lập tổ chức đảng tương ứng các đơn vị hành chính ở địa phương và sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh, cấp xã.
Theo đó, trên cơ sở đề xuất của Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp hướng dẫn về việc sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan mặt trận tổ chức Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh, cấp xã.
Trong đó, về số lượng Ban chấp hành, Ban Thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh
- Đối với các tỉnh, thành phố thuộc diện sáp nhập: Bố trí không vượt quá tổng số ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội hiện có trước khi sáp nhập (không tính số nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc có nguyện vọng xin thôi). Về số lượng cấp phó của các tổ chức chính trị - xã hội, trước mắt giữ nguyên số lượng cấp phó như hiện nay. Khi Đại hội của mỗi tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
- Đối với các tỉnh, thành phố không sáp nhập: Số lượng ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh giữ nguyên như hiện nay (không tính số nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc có nguyện vọng xin thôi). Về số lượng cấp phó của các tổ chức chính trị - xã hội, trước mắt giữ nguyên số lượng cấp phó như hiện nay. Khi Đại hội của mỗi tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
Các tổ chức chính trị - xã hội (Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh) hoạt động theo Điều lệ của mỗi tổ chức, có con dấu, tài khoản riêng, đảm bảo nguyên tắc các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi tổ chức (độc lập tương đối). Các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, nghiệp vụ công tác đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương.
Về số lượng Ban chấp hành, Ban Thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã như sau:
- Đối với xã thuộc diện sáp nhập: Bố trí không vượt quá tổng số ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội hiện có trước khi sáp nhập (không tính số nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc có nguyện vọng xin thôi). Về số lượng cấp phó của các tổ chức chính trị - xã hội, trước mắt giữ nguyên số lượng cấp phó như hiện nay. Khi Đại hội của mỗi tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
- Đối với các xã không sáp nhập: Số lượng ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh giữ nguyên như hiện nay (không tính số nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc có nguyện vọng xin thôi).
Bố trí cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm cấp phó của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, đặc khu. Khi Đại hội của mỗi tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
Các tổ chức chính trị - xã hội (Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh) hoạt động theo Điều lệ của mỗi tổ chức, có con dấu riêng, đảm bảo nguyên tắc các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt Nam đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi tổ chức (độc lập tương đối). Các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, nghiệp vụ công tác đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã.
Xem thêm tại Hướng dẫn 31-HD/BTCTW ban hành ngày 23/4/2025.