Kế hoạch xây dựng dự án Luật sửa đổi các luật trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường (Quyết định 1432/QĐ-BNNMT) (Hình từ văn bản)
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành Quyết định 1432/QĐ-BNNMT ngày 14/5/2025 ban hành Kế hoạch xây dựng, trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.
![]() |
Quyết định 1432/QĐ-BNNMT |
Theo đó, ban hành kèm theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường là Kế hoạch xây dựng, trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường (gọi tắt là dự án Luật).
Sau đây là các nội dung công việc theo Kế hoạch xây dựng, trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường ban hành kèm theo Quyết định 1432/QĐ-BNNMT ngày 14/5/2025 như sau:
* Đăng ký lập pháp
- Xin ý kiến Bộ Tư pháp về đề xuất xây dựng dự án luật (theo trình tự rút gọn áp dụng đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến những vấn đề cấp bách);
- Báo cáo Chính phủ về đề xuất xây dựng dự án Luật sau khi có ý kiến của Bộ Tư pháp;
- Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đề xuất xây dựng dự án luật.
* Tổ chức soạn thảo dự án Luật:
- Thành lập Tổ soạn thảo dự án Luật.
- Xây dựng dự thảo Luật:
+ Soạn thảo nội dung của dự án Luật và chuẩn bị đầy đủ các thành phần hồ sơ sau đây:
++ Báo cáo tổng kết thi hành đối với nội dung sửa đổi, bổ sung;
++ Báo cáo đánh giá thủ tục hành chính đối với nội dung sửa đổi, bổ sung có chứa thủ tục hành chính;
++ Báo cáo rà soát các chủ trương, đường lối của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế có liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung;
++ Bản đánh giá về thủ tục hành chính, việc phân quyền, phân cấp, bảo đảm bình đẳng giới, chính sách dân tộc đối với nội dung sửa đổi, bổ sung (nếu có).
++ Bảng so sánh nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung với nội dung luật của hiện hành.
+ Tổng hợp, xây dựng dự án Luật và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Xin ý kiến Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ về dự án Luật.
- Đăng tải dự án Luật trên cổng thông tin điện tử của Bộ; gửi văn bản lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và thực hiện truyền thông nội dung dự thảo; tổ chức hội nghị, hội thảo, họp nhóm để lấy ý kiến.
- Tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân và hoàn thiện dự án Luật.
- Gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự án Luật.
- Tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.
* Trình dự án Luật:
- Trình Chính phủ dự án Luật.
- Phối hợp với Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến của Thành viên Chính phủ, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ và hoàn thiện hồ sơ dự án Luật.
- Trình Quốc hội dự án Luật đồng thời gửi hồ sơ dự án Luật đến các Ủy ban của Quốc hội để thẩm tra.
- Phối hợp với các cơ quan của Quốc hội để tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hồ sơ dự án Luật để trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XV (tháng 10/2025).
Về trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ khi thực hiện Kế hoạch xây dựng, trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường như sau:
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm toàn diện về đề xuất nội dung trong dự án Luật; thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng; thường xuyên báo cáo Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực kết quả thực hiện và khó khăn, vướng mắc (nếu có) để chỉ đạo, giải quyết.
- Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan đề xuất nội dung trong dự án Luật để xử lý các vấn đề liên quan đến cải cách thủ tục hành chính.
- Vụ trưởng Vụ Pháp chế chủ trì tổng hợp, xây dựng, hoàn thiện dự án Luật; phối hợp, đôn đốc các đơn vị và báo cáo Bộ trưởng các vấn đề liên quan đến xây dựng, hoàn thiện dự án Luật.
- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ có trách nhiệm bố trí đủ kinh phí xây dựng, hoàn thiện dự án Luật.
Xem thêm tại Quyết định 1432/QĐ-BNNMT có hiệu lực từ ngày 14/5/2025.