Ngày 12/6/2025, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
Theo đó, kể từ ngày 12/06/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp.
Chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành phố trước sắp xếp tiếp tục hoạt động cho đến khi chính quyền địa phương ở tỉnh, thành phố hình thành sau sắp xếp chính thức hoạt động. Còn chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành phố hình thành sau sắp xếp chính thức hoạt động từ ngày 01/7/2025.
Cùng với việc kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện từ 01/7/2025 (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương) thì Việt Nam hiện chỉ còn lại 06 thành phố trực thuộc Trung ương là: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TPHCM và Cần Thơ.
Tuy nhiên, trong tương lai thì số lượng thành phố trực thuộc Trung ương của nước ta sẽ tiếp tục tăng lên, khi có một số tỉnh đã được định hướng lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2030, cụ thể:
TT |
Tên tỉnh (Tỉnh được sáp nhập) |
Diện tích (Km2) |
Dân số (người) |
Dự kiến loại đô thị đến năm 2030 |
1 |
Quảng Ninh |
6.207,93 |
1.497.447 |
Loại I |
2 |
Bắc Ninh (Bắc Giang + Bắc Ninh) |
4.718,6 |
3.619.433 |
Loại I |
3 |
Ninh Bình (Hà Nam + Ninh Bình + Nam Định) |
3.942,6 |
4.412.264 |
Loại I |
4 |
Khánh Hoà (Khánh Hòa + Ninh Thuận) |
8555,9 |
2.243.554 |
Loại I |
Căn cứ pháp lý: - Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 891/QĐ-TTg ngày 22/8/2024; - Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025; - Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025. |
Các tỉnh định hướng lên thành phố trực thuộc Trung ương sau sáp nhập (Hình từ internet)
Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển, sắp xếp, phân bố hệ thống đô thị và nông thôn thống nhất, hiệu quả, toàn diện, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại phù hợp với điều kiện phát triển, có môi trường sống lành mạnh, có khả năng chống chịu, thích ứng nước biển dâng, biến đổi khí hậu, thân thiện môi trường và giảm phát thải.
Phát triển bền vững hệ thống đô thị theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực có kiến trúc hiện đại, xanh, bản sắc. Phát triển các đô thị là “trung tâm” chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, đầu mối giao thông, thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, làm động lực phát triển kinh tế các vùng đô thị tạo hiệu ứng “tích tụ”, “kết nối” và “liên kết” chặt chẽ với nông thôn tại các vùng trên địa bàn cả nước; tăng cường hợp tác quốc tế. Chất lượng sống tại các đô thị ở mức cao.
Phát triển nông thôn toàn diện, bền vững gắn với phát triển đô thị, đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của từng vùng miền; xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp. Phát triển kinh tế, xã hội nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
* Các chỉ tiêu phát triển đô thị, nông thôn thời kỳ đến năm 2030
- Hệ thống đô thị: Tỷ lệ đô thị hóa năm 2030 đạt trên 50%; năm 2050 đạt 70%; số lượng đô thị toàn quốc khoảng 1.000 - 1.200 đô thị; hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN; kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 85%; xây dựng được mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng kết nối quốc tế và 03 - 05 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế vào năm 2030.
Dân số đô thị tăng trung bình 3,37 - 4,13%/năm trong giai đoạn 2025 - 2030; tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,9 - 2,3%, phù hợp với đặc trưng sử dụng đất vùng miền.
- Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt khoảng 16 - 26%; diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 8 - 10 m2; diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt tối thiểu 32 m2; phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang, phổ cập dịch vụ mạng di động 5G, tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%; tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch đảm bảo chất lượng nước sạch đạt 100%; tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý tại các đô thị loại II trở lên đạt 40 - 45%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp trên tổng lượng chất thải được thu gom đạt dưới 10%.
(Quyết định 891/QĐ-TTg ngày 22/8/2024)