Đề xuất tăng cường hậu kiểm an toàn thực phẩm các cơ sở kinh doanh cả nước

07/07/2025 12:10 PM

Bộ Y tế đã có dự thảo Nghị định đề xuất tăng cường hậu kiểm an toàn thực phẩm các cơ sở kinh doanh cả nước.

Đề xuất tăng cường hậu kiểm an toàn thực phẩm các cơ sở kinh doanh cả nước (Hình ảnh từ Internet)

Đề xuất tăng cường hậu kiểm an toàn thực phẩm các cơ sở kinh doanh cả nước (Hình ảnh từ Internet)

Ngày 29/6/2025, Bộ Y tế đã có dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Dự thảo lần 8.

Dự thảo Nghị định

Đề xuất tăng cường hậu kiểm an toàn thực phẩm các cơ sở kinh doanh cả nước

Căn cứ khoản 30 Điều 1 dự thảo Nghị định đề xuất bổ sung Điều 41a và Điều 41b vào sau Điều 41 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về hậu kiểm an toàn thực phẩm như sau:

* Hậu kiểm theo kế hoạch

Tại khoản 30 Điều 1 dự thảo Nghị định đề xuất bổ sung Điều 41a sau Điều 41 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về việc hậu kiểm an toàn thực phẩm theo kế hoạch như sau:

- Hàng năm, cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào mức độ nguy cơ, lịch sử tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh để xây dựng, ban hành kế hoạch về nội dung và tần suất hậu kiểm, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.

- Tần suất hậu kiểm đối với các cơ sở sản xuất, tổ chức, cá nhân được cơ sở sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm thực phẩm ủy quyền đứng tên trên hồ sơ công bố sản phẩm nhóm thực phẩm thuộc đối tượng đăng ký bản công bố:

+ 01 năm 01 lần đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi, thực phẩm bổ sung;

+ Tối thiểu 01 lần trong vòng 03 năm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

* Hậu kiểm đột xuất

Căn cứ khoản 30 Điều 1 dự thảo Nghị định đề xuất bổ sung Điều 41b sau Điều 41 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về việc hậu kiểm an toàn thực phẩm đột xuất như sau:

- Hậu kiểm đột xuất được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau:

+ Theo yêu cầu quản lý hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về sản phẩm thực phẩm;

+ Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm điều kiện đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các đợt kiểm tra cao điểm về an toàn thực phẩm;

+ Khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm;

+ Thông tin phản ánh dưới mọi hình thức của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước về dấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm;

+ Thông tin, cảnh báo về sản phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp với các điều kiện quy định về an toàn thực phẩm;

+ Kết quả khảo sát hoặc kiểm tra chất lượng sản phẩm thực phẩm lưu thông trên thị trường phát hiện sản phẩm thực phẩm có nhãn hàng hóa không đúng quy định hoặc có dấu hiệu chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

- Nội dung tiến hành hậu kiểm:

+ Kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm so với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, nhãn hàng hóa và tài liệu kèm theo;

+ Kiểm tra truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo quy định;

+ Kiểm tra các nội dung khác liên quan đến chất lượng, an toàn sản phẩm;

+ Trong quá trình kiểm tra, trường hợp sản phẩm có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng, an toàn thì lấy mẫu theo quy định;

+ Đối với sản phẩm thực phẩm kinh doanh trong hoạt động thương mại điện tử, ngoài kiểm tra theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 41b Nghị định 15/2018/NĐ-CP, tiến hành so sánh tính thống nhất của các thông tin trên các trang thông tin điện tử với thực tế của sản phẩm được kiểm tra.

Như vậy, tại dự thảo Nghị định, Bộ Y tế cũng đề xuất các quy định tăng cường hậu kiểm. Theo đó, hiện nay công tác hậu kiểm trong nghị định cũ chưa quy định rõ ràng kế hoạch, tần suất hay nội dung hậu kiểm.

Dự thảo mới đã bổ sung cụ thể yêu cầu lập kế hoạch, hậu kiểm định kỳ, hậu kiểm đột xuất; tăng quyền cho cơ sở kiểm nghiệm chủ động lấy mẫu giám sát; đồng thời yêu cầu kết nối dữ liệu giữa Bộ Y tế, các bộ ngành khác và chính quyền địa phương qua Cổng dịch vụ công quốc gia, để quản lý xuyên suốt từ trung ương tới địa phương.

Xem thêm dự thảo Nghị định.

Chia sẻ bài viết lên facebook 7

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079