Đây cũng lần đầu tiên mà Coca Cola lên tiếng chính thức về việc này và nói về chiến lược 20 năm vẫn còn lỗ trên thị trường Việt Nam.
Thương hiệu 100 năm, chấp nhận lỗ 15 năm
Các câu hỏi mà Irial Finan phải đối diện chủ yếu tập trung vào bức xúc lâu nay trên truyền thông: “Sau gần 20 năm đầu tư mà vẫn chưa sinh lãi, lý do gì khiến công ty mẹ lại quyết định đổ thêm vốn vào Việt Nam?”.
Đại diện Coca-Cola giải thích, nguyên tắc kinh doanh của một thương hiệu có tuổi đời hơn 100 năm và tư duy chiến lược theo chiều sâu khi so sánh với những công ty công nghệ cao, sản xuất phần mềm… làm ra sản phẩm mà phải chấp nhận lỗ trong 10-15 năm đầu tiên trước khi trở thành DN thành công bậc nhất thế giới.
Tuy nhiên, điều này dường như không phải là một câu trả lời thỏa mãn, nguyên tắc của Coca Coal có thể đúng với một DN lâu đời trong một nền inh tế phát triển nhưng tại Việt N, với nền kinh tế đang phát triển, mở rộng kêu gọi đầu tư đồng nghĩa với nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi, chi phí nhân công thấp. Vậy tại sao nguồn doanh thu của Coca-Cola vẫn không thể bù đắp chi phí có lãi?”.
Theo ông Finan: “Để đạt tới điểm hòa vốn, có thể chỉ cần bỏ ra 50 triệu, 100 triệu hoặc 300 triệu USD. Nhưng đó không phải mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn phải phát triển tới một quy mô đủ lớn để có vị thế vững chắc và thành công lâu dài. Đúng là ở thị trường mới nổi, chi phí lao động khá thấp so với quốc gia khác nhưng tính chung tổng chi phí sản xuất lại không thấp hơn. Để mở một nhà máy, chúng tôi vẫn phải tuân thủ các tiêu chuẩn chung của tập đoàn, đầu tư trang thiết bị, công nghệ với chi phí không khác gì ở các thị trường phát triển khác”,
Ông Irial Finan cho biết thêm, “chúng tôi ưu tiên mua nguồn nguyên vật liệu đầu vào tại địa phương, lựa chọn các nhà thầu địa phương, phát triển nhân lực ngay tại địa phương”.
Chuyển giá là phá hủy danh tiếng
Trước những nghi vấn về chuyển giá mà cụ thể là những vấn đề chưa minh bạch tài chính, thậm chí khai lỗ để tránh thuế thu nhập được đặt ra, ông Irial Finan cho rằng: “Có 4 dòng thuế doanh nghiệp cần phải đóng, và thực tế ở Việt Nam, chúng tôi đã đóng thuế rất nhiều. Chỉ có điều chúng tôi chưa có khả năng đóng thuế thu nhập doanh nghiệp vì chưa có lợi nhuận”.
“Một doanh nghiệp như Coca-Cola, tồn tại cả trăm năm với những đòi hỏi khắt khe về nguyên tắc hoạt động, thương hiệu của chúng tôi xuất hiện mọi nơi, trước cửa mỗi gia đình, nếu có điều gì làm sai sẽ tổn hại uy tín chúng tôi đã mất công gây dựng bao năm qua. Từ nhãn quan của người kinh doanh tôi chỉ muốn: chúng tôi tới đây nỗ lực đầu tư để phát triển lâu dài thì không có lý do gì và không thể tưởng tượng tại sao chúng tôi phải làm sai trái”.
Mọi thứ sẽ bị phá huỷ khi chúng tôi kinh doanh không nghiêm túc và tuân thủ pháp luật |
Chính vì thế, dù thừa nhận việc chưa có lãi tại thị trường Việt Nam nhưng Irial Finan vẫn khá lạc quan với thành công theo phương châm “tạo ra mỏ neo bám chặt mảnh đất này để mang lại một sự phát triển bền vững”.
Để minh chứng thêm cho điều này, ông Finan đã dẫn lời câu nói của một quan chức Việt Nam trong chuyến làm việc tại Việt Nam: “Tôi có thể hiểu được một tập đoàn tầm cỡ như Coca Cola với 127 năm tồn tại, công ty đủ nguồn lực để đưa ra những mục tiêu dài hơi mà không bị trở ngại bởi những mục tiêu ngắn hạn”.
Ví thế, Finan khá tự tin khi nói rằng “Chúng tôi sẵn sàng được thanh tra thuế nếu Chính phủ muốn. Khi làm việc với cơ quan thuế Việt Nam, họ cũng công nhận là chúng tôi đã tuân thủ minh bạch các quy tắc tài chính”.
Với những lý giải như trên, xem là chiến lược thua lỗ của Coca-Cola Việt Nam đang trở thành một kịch bản kinh tế kinh điển của những thương hiệu số 1 thế giới và môi trường kinh doanh địa phương. Tuy nhiên, cho đến nay mọi nghi vấn còn tồn tại và mọi chuyện chưa thể giải quyết thấu đáo trong một sớm, một chiều.
Tất cả sẽ phải chờ đợi câu trả lời từ kết quả thực tế. Hy vọng, Coca Cola sẽ nhớ và thực hiện đúng lời tự vấn chính mình: “Tại sao phải đổ hết tất cả công sức bao nhiêu năm chỉ vì một thời gian ngắn làm những điều sai trái nhằm thu lợi bất chính. Mọi thứ sẽ bị phá huỷ khi chúng tôi kinh doanh không nghiêm túc và tuân thủ pháp luật”.