Cách tính CPI – chỉ số giá tiêu dùng hiện nay (Hình từ internet)
Theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP, các nội dung liên quan đến CPI (chỉ số giá tiêu dùng) được hiểu như sau:
**Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
CPI là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung theo thời gian của các loại hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân.
Danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện gồm các mặt hàng và dịch vụ chủ yếu, đại diện cho tiêu dùng của dân cư trong một giai đoạn nhất định, được sử dụng để điều tra thu thập giá định kỳ, phục vụ tính CPI.
Quyền số tính CPI là tỷ trọng chi tiêu cho các nhóm hàng hoá và dịch vụ trong tổng chi tiêu của dân cư của năm được chọn làm gốc so sánh. Quyền số này được sử dụng cố định trong 5 năm.
Sau mỗi chu kỳ 5 năm, danh mục mặt hàng đại diện, quyền số lại được cập nhật cho phù hợp với thị trường tiêu dùng và cơ cấu chi tiêu cho đời sống hàng ngày của người dân trong thời kỳ hiện tại.
**Cách tính CPI
Chỉ số giá tiêu dùng được tính toán theo công thức Laspeyres bình quân nhân gia quyền có dạng tổng quát như sau:
Trong đó:
**Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng CPI
Chỉ số giá tiêu dùng được tính từ kết quả điều tra giá tiêu dùng của từng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Chỉ số giá tiêu dùng được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa mức biến động giá của các nhóm mặt hàng với quyền số tương ứng.
Chỉ số giá tiêu dùng của các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá tiêu dùng của mỗi nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng được chọn điều tra với quyền số tương ứng.
Chỉ số giá tiêu dùng của 6 vùng kinh tế được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá tiêu dùng của mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng với quyền số tương ứng.
Chỉ số giá tiêu dùng của cả nước được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá tiêu dùng của các vùng kinh tế với quyền số tương ứng.
- Kỳ công bố số liệu CPI: Tháng.
- Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
Chỉ số lạm phát cơ bản là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh sự thay đổi mức giá chung mang tính chất dài hạn, sau khi đã loại trừ những thay đổi mang tính chất ngẫu nhiên, tạm thời của chỉ số giá tiêu dùng.
Phương pháp chung của việc tính toán chỉ số lạm phát cơ bản là nhằm loại bỏ những biến động tạm thời hay còn gọi là yếu tố ngẫu nhiên của giá một số mặt hàng trong tỷ lệ lạm phát chung.
Phương pháp phổ biến được dùng để tính chỉ số lạm phát cơ bản là phương pháp loại trừ trực tiếp vì phương pháp này đơn giản, dễ áp dụng và dễ hiểu đối với người sử dụng.
Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh sự chênh lệch giá hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng phục vụ cho đời sống hàng ngày của người dân giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giữa các vùng kinh tế - xã hội.
Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá chung theo thời gian của các loại hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân.
Chi tiết số liệu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI theo tháng của năm 2023 như sau:
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI qua các năm (2016 – 2024)
Đơn vị tính (%)
Năm |
Tốc độ tăng chỉ số CPI |
Năm |
Tốc độ tăng chỉ số CPI |
2016 |
2,66 |
2020 |
3,32 |
2017 |
3,53 |
2021 |
1,84 |
2018 |
3,54 |
2022 |
3,15 |
2019 |
2,79 |
2023 |
3,25 |
Tốc độ tăng CPI bình quân các năm từ 2016 - 2023 so với năm trước lần lượt là: 2,66%; 3,53%; 3,54%; 2,79%; 3,23%; 1,84%; 3,15% và 3,25%. Năm 2024 dự báo tốc độ tăng CPI ở mức 3,2-3,5%.