Ảnh minh họa: Công nhân tại một nhà máy sản xuất sản phẩm thép tại Việt Nam. Nguồn: TL TBKTSG. |
Nguyên nhân là Ấn Độ không có hoặc không đầy đủ bằng chứng thuyết phục để áp dụng biện pháp tự vệ, gồm bằng chứng về sự gia tăng nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra, sự thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng tới ngành sản xuất nội địa và mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu sản phẩm bị điều tra và thiệt hại/mối đe dọa thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước.
Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, cuộc điều tra này được khởi xướng đối với thép cuộn không gỉ cán nguội sau khi công ty M/S Jindal Stainless Steel, nhà sản xuất chiếm hơn 85% tổng sản lượng thép cuộng không rỉ cán nguội nội địa và đại diện cho ngành sản xuất trong nước của Ấn Độ, khởi kiện. Giai đoạn xác định thiệt hại cho doanh nghiệp sản xuất nội địa Ấn Độ là từ năm chính 2011 đến 2014.
Trong khoảng 3 năm qua, thép là mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu nhiều vụ kiện cũng như điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp/tự vệ của nhiều nước nhập khẩu. Trong năm ngoái, tháng 6-2014, Mỹ đã khởi xướng điều tra chống trợ cấp và chống bán phá giá đối với đinh thép nhập khẩu từ một số nước trong đó có Việt Nam. Vào tháng 7-2014, Canada cũng điều tra chống trợ cấp và chống bán phá giá ống thép dẫn dầu nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam. Cũng trong tháng 7-2014, Ủy ban chống bán phá giá Úc quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép mạ kẽm nhập khẩu từ Việt Nam và Ấn Độ (vụ điều tra này bắt đầu từ đơn kiện của BlueScope Steel - đây cũng là nguyên đơn trong một số vụ kiện liên quan đến thép xuất khẩu của Việt Nam).
T.Thu