Nên làm gì vào ngày Lễ Phục sinh? Lễ Phục sinh có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Theo đó, Lễ Phục sinh là ngày kỷ niệm ngày vị ngôn sứ (Chúa Jesus) đã bị xử tử và sống lại của toàn thể tín đồ Thiên Chúa giáo. Vị ngôn sứ này được kinh thánh của đạo cho biết là con của đấng tối cao tạo nên muôn loài. Lễ phục sinh (Easter) được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo (Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành, Anh giáo).
Vào Lễ Phục sinh mọi người thường tham gia các hoạt động sau:
(1) Tham dự lễ nhà thờ: Nếu bạn là người theo đạo, thì việc tham dự thánh lễ là một phần không thể thiếu trong ngày Phục sinh. Đây là dịp tưởng niệm sự phục sinh của Chúa Giêsu biểu tượng cho sự sống, lòng tin và hy vọng. Tham dự buổi lễ giúp bạn cảm thấy bình an hơn, nhẹ lòng hơn.
(2) Trang trí và săn trứng Phục sinh: Một hoạt động rất vui nhộn, đặc biệt nếu nhà có trẻ con. Bạn có thể mua trứng nhựa hoặc luộc trứng thật để cùng nhau vẽ màu, dán hình trang trí. Sau đó, tổ chức trò chơi "săn trứng" trong sân vườn hoặc trong nhà cũng đủ khiến mọi người cười vui cả buổi!
(3) Quây quần bên gia đình: Lễ Phục sinh cũng là dịp để mọi người tạm gác công việc, về với gia đình. Một bữa ăn nhẹ, vài món truyền thống, hoặc đơn giản là món ăn mà mọi người cùng yêu thích, sẽ làm cho ngày lễ thêm ấm cúng và đáng nhớ.
(4) Gửi quà, thiệp chúc hoặc lời yêu thương: Không cần quà to hay cầu kỳ, chỉ cần một thanh chocolate hình thỏ, một tấm thiệp xinh xắn hoặc vài dòng nhắn nhủ yêu thương gửi đến người thân, bạn bè là cũng đủ làm người nhận cảm thấy ấm lòng.
Lưu ý: Phần nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Theo đó,các ngày lễ lớn trong nước được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy tại Việt Nam lễ phục sinh không phải là ngày lễ lớn.
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ lễ, tết của người lao động thì người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch).
Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy người lao động không được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong ngày Lễ phục sinh 2025.