- Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở y tế;
- Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn;
- Hạn chế tụ tập nơi đông người nếu không cần thiết;
- Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được kiểm tra, theo dõi, xử lý kịp thời.
- Bảo vệ nhóm có nguy cơ cao (như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi,...).
- Tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm;
- Tổ chức tập huấn lại về chẩn đoán, điều trị, giám sát, phòng ngừa.
- Đảm bảo vật tư y tế, thuốc, trang thiết bị để sẵn sàng ứng phó khi dịch diễn biến phức tạp.
- Báo cáo, khai báo kịp thời các bệnh theo quy định,...
Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, Quyết định 3896/QĐ-BYT năm 2023, nhóm B gồm các bệnh nguy hiểm, lây nhanh, có thể gây tử vong như: Viêm đường hô hấp do virus Corona (COVID-19), HIV/AIDS, bạch hầu, cúm, dại, ho gà, lao phổi, liên cầu lợn, lỵ amíp, lỵ trực trùng, quai bị, sốt xuất huyết, sốt rét, sốt phát ban, sởi, tay chân miệng, than, thủy đậu, thương hàn, uốn ván, rubella, viêm gan virus, viêm màng não do não mô cầu, viêm não virus, xoắn khuẩn vàng da, tiêu chảy do virus Rota, virus Zika, viêm đường hô hấp do virus Adeno.
Theo đó, các hoạt động phòng, chống COVID-19 được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người mắc COVID-19 điều trị ngoại trú cần thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm như sau:
+ Người mắc COVID-19 phải đeo khẩu trang. Khuyến khích tự cách ly tại nơi lưu trú ít nhất 5 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên hoặc từ khi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính và nên đeo khẩu trang hết ngày thứ 10 để tránh lây nhiễm cho người khác.
Nếu cần rời khỏi nơi lưu trú cần tuân thủ đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc với người khác.
+ Người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người bệnh phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh; hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
+ Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; vệ sinh khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa… hàng ngày và khi dây bẩn.
+ Giữ thông thoáng, vệ sinh nơi lưu trú.
Xem thêm:
>> Triệu chứng lâm sàng mắc bệnh Covid 2025?
>> Covid-19 là gì? Các biện pháp phòng bệnh Covid-19?
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác khám, phát hiện, điều trị ca bệnh COVID-19
Để chủ động ứng phó với tình hình bệnh dịch COVID-19, bảo đảm thực hiện tốt việc khám, phát hiện, thu dung, điều trị người bệnh COVID-19, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành khẩn trương rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 của tỉnh, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo dự báo tình hình bệnh dịch, không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ.
Chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, khu vực cách ly, thiết bị y tế, vật tư y tế để tổ chức thu dung, cách ly, chẩn đoán, điều trị và thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Cùng đó tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm, đặc biệt là lây nhiễm qua đường hô hấp để hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tiểu Thanh