5 đề đọc hiểu Luyện thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn 2025 [Có đáp án] (Hình từ internet)
Tuyển tập 5 đề đọc hiểu Luyện thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn 2025 giúp bạn ôn luyện môn Văn thi tốt nghiệp THPT 2025 đạt kết quả cao. Dưới đây là 5 bộ đề Ngữ văn cụ thể như sau:
Bộ đề đọc hiểu 1
Đọc đoạn trích:
TIỆC XÒE VUI NHẤT
(Trích)
Hà Thị B là con gái trưởng bản Hà Văn Nó. Hiếm có người xinh đẹp như E. Lưng như lưng kiến vàng, mắt long lanh như sao Khun Lú - Nàng Ủa, tiếng nói của nàng dịu dàng. Khi nàng cười, tiếng cười trong vắt và vô tư lự. E xinh đẹp đã đành nhưng đức hạnh của nàng cũng ít có người bì kịp. Nàng là niềm tự hào của người Hua Tát. Cả bản mong nàng tìm được người chồng xứng đáng, trưởng bản Hà Văn Nó cũng muốn thế, các bô lão trong bản cũng muốn thế.
(Lược một đoạn: Mọi người bàn việc chọn chồng cho nàng E. Các bô lão quyết định sẽ làm một cuộc thi tài để chọn người nào có đức tính quý nhất mà khó kiếm nhất làm chồng của E.)
Một bữa kia có một chàng trai dáng vẻ hùng dũng đến nói với trưởng bản và các bô lão:
- Dũng cảm là đức tính quý nhất và khó kiếm nhất. Tôi là người có đức tính ấy!
- Cứ chứng mình xem! - Trường bản trả lời
Chàng trai đi vào rừng. Đền chiều chẳng vác về một con lợn lòi bị chàng bắn chết. Con lợn lòi đến hơn tạ thịt, lông cứng tua tủa như lông nhìm, chết rồi mà hai con mắt đỏ lừ của nó vẫn ngầu sắc máu. Chàng vứt con lợn xuống sàn, mắt chàng long lanh sáng, người chàng như có hào quang.
Mọi người đều khen ngợi chàng.
Trưởng bản hỏi con gái:
- Con xem, chàng trai thực là dùng cảm. Chàng ấy đã chứng minh đức tính dũng cảm của mình. E mỉm cười, trái tim nàng rung động khi nhìn thấy đôi mắt dũng cảm của người cầu hôn. Đôi mắt ấy có ánh lửa. Nhưng vốn thông minh, E biết, những người dũng cảm sẽ mải mê với sự nghiệp của mình.
E trả lời:
- Đúng thế, thưa cha! Chàng trai đã chứng minh đức tính dũng cảm của mình... đức tính thật đáng quý... Nhưng thưa cha, đức tính ấy đáng quý nhưng chắc không khó kiếm vì mới từ sáng đến chiều chàng đã chứng minh được nó.
Các bô lão gật gù. Người ta đồng ý với lời E nói. Con lợn được mổ thịt. Cả bản xòe suốt đêm để mừng đức tính dũng cảm, đức tính này...
(Lược một đoạn: Một lần khác, có một chàng trai trông thông minh, sáng sủa đến cầu hôn nàng E nhưng nàng từ chối vì đức tính khôn ngoan đáng quý nhưng không khó kiếm. Một lần khác nữa, có một chàng trai giàu có đến nhưng cũng không được nàng E chấp nhận vì nàng cho rằng giàu có không phải là đức tính.)
Cuối cùng có một chàng trai trong bản Hua Tát đến tìm gặp trưởng bản và các bô lão. Đấy là Hặc, chàng trai mồ côi, người thợ săn xuất sắc nhất bản. Hặc nói với mọi người:
- Trung thực là đức tính đáng quý và khó kiếm nhất!
- Cứ chứng minh xem! – Mọi người bảo chàng.
Hặc trả lời:
- Trung thực không phải cái vòng bạc ở cổ đưa ra cho mọi người trông thấy, sờ tay vào nó. Mọi người xôn xao, các bô lão bàn tán. Trưởng bản tức giận, mặt ông đỏ bừng như lửa:
- Phải chứng minh! – Trưởng bản hét lên, ông đã nhìn thấy đôi mắt trìu mến của E nhìn Hặc.
- Ai tin mày! Ai bảo mày có đức tính trung thực? – Trưởng bản hỏi.
- Then biết! – Hặc trả lời.
- Cả con cũng biết! – E nói nghiêm trang.
- Điên rồ! – Trưởng bản gầm lên. Ông nhìn sang các bô lão cầu cứu. Ông biết, người già bao giờ cũng tìm ra được lối thoát đơn giản cho mọi rắc rối trên đời.
- Hãy cầu Then đi! – Một vị bô lão bảo Hặc – Trời đang hạn hán, tất cả mó nước đều đã cạn khô. Nếu con trung thực, con hãy cầu Then mưa xuống!
Trưa hôm sau, dân bản Hua tát lập đàn cầu đảo, không khí oi nồng ngột ngạt. Hặc bước lên đàn, chàng ngước đôi mắt trang nghiêm nhìn trời. Chàng nói:
- Con sống trung thực, dầu biết tủng thực bao giờ cũng chịu đau khổ thiệt thòi. Tuy nhiên nếu lòng trung thực chuộc được tội lỗi và mang tình yêu đến được cho thế gian này, xin trời mưa xuống.
Trời cao tĩnh lặng. Bỗng nhiên từ đâu đó xa xôi có một cơn gió mơ hồ thổi về. Tất cả ngọn cây trên rừng xào xạc. Mặt đất bắt đầu xuất hiện những cơn lốc nhỏ.
Buổi chiều, bầu trời đầy mây vần vũ và khi đêm xuống thì mưa như trút.
Lần ấy, người ta đã xòe suốt một tuần trăng để mừng đám cưới của Hặc với con gái trưởng bản.
Đấy là tiệc xòe vui nhất ở bản Hua Tát. Cả bản đều say khướt. Từng cái cột nhà, thậm chí đến từng cái cây trong vườn cũng được mời uống một sừng rượu đại.
1981
(Nguyễn Huy Thiệp, Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,
NXB Văn học, Hà Nội, 2021, tr.19-22)
Chú thích:
(1) Sao Khun Lú – nàng Ủa: sao Hôm, sao Mai
(2) Mó nước: nguồn nước chảy từ núi
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định điểm nhìn trần thuật của văn bản
Câu 2. Nêu những suy nghĩ của nàng E về đức tính dũng cảm
Câu 3. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích sau:
Mọi người xôn xao, các bô lão bàn tán. Trưởng bản tức giận, mặt ông đỏ bừng như lửa:
- Phải chứng minh! – Trưởng bản hét lên, ông đã nhìn thấy đôi mắt trìu mến của E nhìn Hặc.
- Ai tin mày! Ai bảo mày có đức tính trung thực? – Trưởng bản hỏi.
- Then biết! – Hặc trả lời.
- Cả con cũng biết! – E nói nghiêm trang.
- Điên rồ! – Trưởng bản gầm lên. Ông nhìn sang các bô lão cầu cứu. Ông biết, người già bao giờ cũng tìm ra được lối thoát đơn giản cho mọi rắc rối trên đời.
Câu 4. Trình bày ý nghĩa của chi tiết kì ảo trong văn bản.
Câu 5. Qua văn bản, anh/chị hãy nêu thông điệp có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống hôm nay và giải thích lí do (trình bày khoảng 5-7 dòng)
Hướng dẫn đáp án
Câu 1. Điểm nhìn trần thuật: Điểm nhìn của người kể chuyện toàn tri (từ bên ngoài)
Câu 2. Những suy nghĩ của nàng E về đức tính dũng cảm: những người dũng cảm sẻ mải mê với sự nghiệp của mình; đức tính ấy đáng quý nhưng chắc không khó kiếm.
Câu 3. Đặc điểm của ngôn ngữ nói:
- Sử dụng nhiều yếu tố phi ngôn ngữ: hét lên, nói nghiêm trang; gầm lên
- Ngôn ngữ đối thoại, có người nói, có người nghe
- Sử dụng nhiều từ ngữ dễ hiểu, biểu cảm: Ai tin mày, Then biết...
- Sử dụng nhiều câu rút gọn: Phải chứng minh! Điên rồ!
Câu 4. Ý nghĩa của chi tiết kì ảo trong văn bản: Thể hiện đức tính trung thực của chàng Hặc; ngợi ca lòng trung thực là thiên tính “đáng quý và khó kiếm nhất” của con người, hơn cả sự dũng cảm, khôn ngoan và giàu có, thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn.
Câu 5. - Nêu thông điệp có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống hôm nay (gợi ý: đức tính trung thực rất đáng quý, người trung thực đáng được trân trọng, yêu quý...)
- Lí giải một cách hợp lí, thuyết phục.
Bộ đề đọc hiểu 2
Đọc đoạn trích:
Chắc em sẽ không quên
Dù chúng mình chỉ về những ngày rất vội
Hà Nội - phố dài - mái ngói
Và màu lá xanh như ngọc trên đầu
Chắc em nhớ hoài
Cây liễu xưa vẫn đứng bên hồ
Như một bóng người Hy Lạp cổ
Trên thân hình vạm vỡ
Nỗi trầm tư mơ mộng nghìn năm
Mùa hè là con chim ăn trái xanh
Làm rụng sấu xuống mặt đường im lặng
Cây cơm nguội ứng vàng nhớ năm
Những phố bàng đông đúc trẻ con
Anh đã qua những thành phố biếc xanh
Thành phố đường me là nhỏ rung rinh
Thành phố tóc thể áo trắng
Thành phố đứng bên hồ trầm lặng
Giữa đổi thông mặc áo sương mù
Những nơi đó anh lớn lên
Những năm còn trẻ
Ôi những năm không yên
Có nhiều khi anh lặng nhìn một ngọn lá xanh bên đường
Chợt sững sờ muốn khóc
Như trong anh một cái gì đã mất
Thế đấy, nhưng có bao giờ, bao giờ
Như giữa lòng Hà Nội chiều nay
Anh đưa em đi dưới những hàng cây
Mà bỗng thấy lòng mình yên tĩnh quá
Nỗi yên như điều kỳ lạ
(Trích Một thân cây một tàng lá một bông hoa - Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trăm năm còn gió heo may - Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Phủ Ngọc Tường, NXB Hội Nhà văn, 2024, tr.116-117)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Xác định hình ảnh được sử dụng để so sánh với cây liễu xưa trong đoạn trích.
Câu 3. Trình bày hiệu quả của việc sử dụng hình thức lời tâm sự của anh với em trong đoạn trích.
Câu 4. Nêu sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình anh trong đoạn trích.
Câu 5. Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình anh khi ở giữa lòng Hà Nội chiều nay, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về chốn bình yên trong tâm hồn mỗi người (trình bày khoảng 5-7 dòng).
Hướng dẫn đáp án
Câu 1:
Phương pháp: Căn cứ các thể thơ đã học.
Cách giải:
Số chữ trong các dòng không bằng nhau là dấu hiệu để xác định thể thơ tự do của đoạn trích
Câu 2:
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu.
Cách giải:
Hình ảnh được sử dụng để so sánh với cây liễu xưa: một bóng người Hy Lạp cổ.
Câu 3:
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.
Cách giải:
Hiệu quả của việc sử dụng hình thức lời tâm sự của anh với em:
- Tạo giọng điệu tâm tình tha thiết, sâu lắng.
- Thể hiện tình cảm gắn bó sâu sắc của nhân vật trữ tình anh với Hà Nội
Câu 4:
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu
Cách giải:
Sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình anh:
- Nhớ về Hà Nội trong quá khứ và những thành phố anh đã đi qua, những nơi anh lớn lên, những năm còn trẻ.
- Tìm thấy được sự bình yên trong tâm hồn khi đi giữa Hà Nội ở hiện tại.
Câu 5:
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu.
Cách giải:
Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình anh khi ở giữa lòng Hà Nội chiều nay, thí sinh trình bày suy nghĩ của bản thân về chốn bình yên trong tâm hồn mỗi người. Có thể theo hướng: nơi con người được chở che yêu thương, nơi được sống là chính mình....
Bộ đề đọc hiểu 3:
Đọc văn bản sau:
Mẹ và Quả
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bỉ và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
(Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điểm, NXB Văn Học, 2012)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Nêu căn cứ để xác định thể thơ trong bài thơ.
Câu 2. Hình ảnh quả trong bài thơ biểu tượng cho điều gì?
Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong hai dòng thơ:
Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Câu 4. Nêu sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình tôi trong bài thơ.
Câu 5. Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình tôi khi nghĩ về mẹ, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của người con trong gia đình (trình bày trong khoảng từ 5 đến 7 dòng)
Hướng dẫn đáp án
Câu 1.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về nhân vật trữ tình, phân tích và xác định nhân vật trữ tình.
Cách giải:
Số chữ trong các dòng không bằng nhau là dấu hiệu để xác định thể thơ tự do trong đoạn trích.
Câu 2.
Phương pháp: Đọc phân tích, tim và xác định hình ảnh phù hợp.
Cách giải:
Hình ảnh quả trong bài thơ biểu tượng cho những người con
Câu 3.
Phương pháp: Căn cứ bài nhân hóa, xác định đúng câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hóa.
Cách giải:
Biện pháp tu từ so sánh: So sánh những mùa quả với mặt trời, mặt trăng.
- Tác dụng:
+ Làm nổi bật những chăm sóc yêu thương của mẹ dành cho các con. Đó là những mặt trời, mặt trăng mang theo bao tình yêu và hy vọng của mẹ.
+ Tăng sức gợi cảm, hấp dẫn cho bài thơ.
Câu 4.
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, nội dung hai câu thơ, phân tích.
Cách giải:
Sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình tôi trong bài thơ:
- Nhớ về tuổi thơ với hình ảnh mẹ vất vả, lam lũ nuôi nấng con bằng tình yêu thương vô bờ
- Day dứt khi nghĩ về hiện tại, mình vẫn chưa được khôn lớn trưởng thành như mẹ mong đợi, chưa đền đáp được công ơn của mẹ.
Câu 5.
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.
Cách giải:
Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình tôi khi nghĩ về mẹ, thí sinh trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của người con trong gia đình. Có thể theo hướng: không chỉ cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái mà người con cũng phải có trách nhiệm quan tâm chăm sóc cha mẹ, cố gắng học tập, tu dưỡng để trở thành con ngoan, công dân tốt, đáp ứng lòng mong mỏi của cha mẹ.
Bộ đề đọc hiểu 4:
Ba đồng một mở mộng mơ
Khi bước qua cái của xiêu của căn nhà xiêu, khi mắt chị còn chưa quen với cái không gian tối tăm bên trong nhà, cái mà chị nhìn rõ nhất là ánh mắt sáng quặc của tháng bé. Nó nằm cong queo trên giường, héo như một đứa trẻ lên năm. Xương nó nhô ra mầu nào cũng bén ngót. Miệng liên tục đớp không khi, nước dãi rì rì chảy ra bên khóe môi sần sùi, thằng bé nổi một sợi nhìn bên dai vào chị, hút chị đến ngồi với nó. Và từ đó, nó không buông tay chị ra nữa. Cứ níu lấy, cứ ghì chặt, mắt ầng ậc nước, cổ họng phát ra những âm thanh gru gru vô nghĩa... thằng bé tỏ ra quyến luyến không rời.
Bà mẹ xoắn quần ống cao ống thấp, chân rơi ra những mảng bùn khô, nói thằng nhỏ đã hai mươi mấy tuổi rồi, bà không nhớ rõ vì có nghĩa gì đâu, nó bao nhiêu tuổi thì mãi mãi như đứa trẻ như vầy thôi. Chị bỗng có cảm giác cách nắm tay này, cách nhìn da diết này là của một chàng trai. Máu mơ mộng trỗi dậy. Nên chị nản thêm chút nữa trong khi những tỉnh nguyện viên khác trong nhóm công tác xã hội đã lên xe ngồi chờ. Chỉ muốn biết thằng bé sẽ nói gì với chị. Cái sự chị sắp đi khiến nó kích động dữ dội, cơ thể co giật, mặt méo xệch, miệng há to và nước dãi chảy ra ròng ròng. Nó đang cổ nói. Chị cổ đợi một âm thanh khác với những tiếng gru gru tuyệt vọng. Chị ghé tai vào gần, rồi gần hơn nữa, đến nỗi tai chị gần như chạm môi nó. Và nó nói bật thành tiếng. Bằng tất cả tỉnh lực.
Chị ra xe, quệt nước mắt chị gương đùa, trời đất, tưởng đâu nó mê mình. Đùa, vì chị không mơ mộng đến vậy, chị mong nó nói "Ở chơi!", nhưng suốt buổi ngồi với thằng bé, thấy nó nhìn mình khi dịu dàng khi rát bỏng, làm những cử chỉ khi trìu mến khi riết róng, chị không bao giờ tưởng tượng là nó nói “TIÊN!”. Có người nghe chuyện nói đáng đời, ai biểu lãng mạn chi.
Nhớ hồi mới lấy chồng, chị mua tặng mẹ chồng ở quê cái nồi cơm điện. Mẹ đem cất vì “nấu cái này không có cơm cháy với nước cơm cho tụi nhỏ chan...". Tặng mẹ mấy bộ đồ bà cũng khổ sở phân trần, “màu sáng quả mà ra vườn sợ dính mủ chuối...". Chị mua truyện tranh đem về cho bầy em, tụi nó háo hức cẩm lên rồi hỏi bằng giọng háo hức hơn nữa, "chị hai có mua bánh mì không?". Cứ trớt quớt vậy. Mỗi lần nhìn bình hoa vải chị mang về mẹ lấy túi ni lông bọc lại cho khỏi bụi, cho nó đỡ chói lên đơn độc giữa căn nhà vách lá, chị có chút mắc cỡ. Giờ thì chị chỉ mua đường, nước mắm... và chắc chắn chúng được hồ hởi đón nhận. Đôi lần chị thấy hơi cay đắng, đời người sao chỉ quẩn quanh với những thứ tầm thường bột ngọt, xà bông…
Trước hôm mẹ chồng qua đời, bà viết cái thư. Chị vừa đọc vừa khóc. Thư chỉ dặn chuyện tiền nong, đất đai. Lời cuối cùng, như chị vẫn thường quen đọc ở đâu đó, rằng “mẹ để lại muôn vàn tình yêu thương cho các con", thì mẹ chồng chị viết “bỏ lỗi cho má, vì má mót được có nhiêu đó, chia cho tụi con hơi khó...". Chị biết là mẹ thương con theo kiểu của mẹ, biết đâu còn nhiều hơn những bà mẹ kia, nhưng vẫn hơi bẽ bàng.
Biết là đời giờ ô trọc, nhưng chị thích mua vé đi tàu mơ mộng, không hay giờ tàu đó cũng chở vịt, gà... mất rồi. Lảo đảo xuống tàu mới biết tại mình hay tưởng mà ra nông nỗi. Có lần chồng chị dúi tiền vào túi kêu vợ đi mua kem dưỡng da tay. Chị sướng suốt buổi chiều, miệng tủm tỉm cười bâng quơ không đừng được. Sau đó anh còn khiến chị ràn rụa nước mắt khi bảo “nhìn cái tay nhăn nheo đi nhào trộn thức ăn là thấy hết ham, thấy mất ngon rồi..."
Chị ngồi ngắm mãi bàn tay, nghĩ, người ta nói yêu nó một câu thì có mất gì đâu. “Tôi xin người cứ gian dối, cho tôi tưởng người cũng yêu tôi...", câu hát đã có thời chị ghét, sao giờ thấy đúng ý mình.
(Truyện ngắn Ba đồng một mở mộng mơ, Nguyễn Ngọc Tư', dẫn theo https://isach.info/)
* Chú thích: Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê ở Cà Mau, là nữ nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyễn Ngọc Tư sáng tác thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết.... Tác giả hướng ngòi bút về những thân phận, nỗi đau, sự bối rối thường trực của con người trước những biến cố của cuộc đời. Văn của Nguyễn Ngọc Tư trong sáng, mộc mạc, thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định dấu hiệu nhận biết ngôi kể của truyện ngắn trên
Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả đôi mắt của “thằng bé" mà nhân vật "chỉ" nhìn thấy trong đoạn văn mở đầu của tác phẩm.
Câu 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ liệt kê trong các câu văn sau: Giờ thì chị chỉ mua đường, nước mắm... và chắc chắn chúng được hồ hởi đón nhận. Đôi lần chị thấy hơi cay đắng, đời người sao chỉ quẩn quanh với những thứ tầm thường bột ngọt, xà bông...
Câu 4. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về chi tiết:
"Biết là đời giờ ô trọc, nhưng chị thích mua vé đi tàu mơ mộng, không hay giờ lầu đó cũng chở vịt, gà... một nơi rồi"
Câu 5. Từ chủ đề của truyện ngắn trên, anh/chị hãy chia sẻ góc nhìn của mình về lối sống thực dụng trong xã hội hiện nay.
Hướng dẫn đáp án
Câu 1:
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về ngôi kể, phân tích và xác định ngôi kể.
Cách giải:
- Ngôi kể thứ ba.
- Dấu hiệu nhận biết: Người kể không trực tiếp tham gia câu chuyện, giấu mình nhưng biết hết tất cả và kể lại toàn bộ câu chuyện, nhân vật được gọi là "chỉ", "thằng bé".
Câu 2:
Phương pháp: Đọc phân tích, tìm và xác định hình ảnh phù hợp.
Cách giải:
- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả đôi mắt “thằng bé": ảnh mắt sáng quắc, mặt ầng ậc nước.
Câu 3:
Phương pháp: Căn cứ bài liệt kê, xác định đúng câu thơ có sử dụng biện pháp liệt kê.
Cách giải:
- Biện pháp tu từ liệt kê: đường, nước mắm, bột ngọt, xà bông.
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Tăng tính cụ thể, sinh động, hấp dẫn cho lời văn
+ Nhấn mạnh nỗi niềm cay đắng của chị - một con người luôn ý thức được giá trị, sự cần thiết của đời sống tinh thần nhưng đành phải chiều theo người thân, chỉ còn biết đến cuộc sống vật chất nghèo nàn, tầm thường.
+ Thể hiện nỗi chua xót, trăn trở của nhà văn khi nhu cầu đời sống tinh thần của con người bị cản trở bởi sự nghèo đói.
Câu 4:
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích nội dung.
Cách giải:
- Nội dung chi tiết diễn tả nhận thức của "chỉ" về hiện thực cuộc sống tầm thưởng và niềm hi vọng về một cuộc sống có chút lãng mạn, mộng mơ đủ niềm hi vọng ấy rất mong manh.
- Suy nghĩ:
+ Đây là một chi tiết quan trọng giúp cốt truyện phát triển, khắc họa rõ nét chiều sâu tâm lí nhân vật "chị" và chủ đề của tác phẩm
+ Chi tiết cho thấy sự sáng tạo của nhà văn trong việc khám phá chân lí đời sống: Dù đời thực khắc nghiệt nhưng những khoảnh khắc lãng mạn, niềm hi vọng nhỏ nhoi sẽ đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho con người.
+ Chi tiết góp phần thể hiện chiều sâu tư tưởng của tác phẩm: Con người cần biết trân trọng những giá trị tinh thần đẹp để, đừng để nó bị lấn át bởi nhu cầu vật chất tầm thường.
Câu 5:
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.
Cách giải:
- Chủ đề của truyện ngắn: Hiện thực về một cuộc sống thường ngày đầy khó khăn và những sự mơ mộng, lãng mạn luôn nhen nhóm trong tâm hồn con người, thức tỉnh con người nếu luôn để cao vật chất hơn tinh thần rất dễ dẫn đến lối sống thực dụng
- Chia sẻ góc nhìn của bản thân: Xã hội phát triển đã dẫn đến một bộ phận người sống thực dụng hơn. Đây là cách sống quá coi trọng giá trị vật chất, luôn chạy theo những nhu cầu trước mắt, để cao lợi ích bản thân lên trên tất cả mà quên đi những giá trị tinh thần. Sống thực dụng dẫn đến những tác hại nghiêm trọng. Con người cần đấu tranh với bản thân để loại trừ lối sống thực dụng. Mỗi người cần cân bằng, nâng cao cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần để cuộc sống luôn tốt đẹp và có ý nghĩa hơn.
Bộ đề đọc hiểu 5:
Đọc bài thơ sau:
TẠ
Ngày ra trận
Tóc tôi còn để chỏm
Nay trở về
Đầu đã hoa râm...
Sau cuộc trường chinh ba mươi năm
Quỳ rạp trán xuống đất làng
Con tạ...
Con tạ đất làng quê
Thấm đẫm máu bao anh hùng đã khuất
Không ngọn cỏ nào không long lanh nước mặt
Không lá cây nào không mặn chát gian lao!
Con tạ ơn cha
Đã yêu đăm thăm mẹ con
Con tạ ơn mẹ
Đã sinh con đúng lúc
Con tạ trời
Tạ đất
Đã mưa thuận gió hoà đêm mẹ lên giường sinh
Con tạ bà mụ vườn
Tạ lưỡi liềm cùn cắt rốn
Đã đỡ con ra đời
Vẹn toàn, sung sức...
Con tạ
Manh chiếu rách con nằm
Con tạ
Bát cơm nghèo mẹ con ăn
Con ta
Câu dân ca mẹ con hát...
Tất cả thành sữa ngọt
Nuôi con ngày trứng nước...
Để hôm nay con được sống
Được lớn khôn...
Được chiến đấu hết mình
Vì tự do của Tổ Quốc
Được ca hát hết mình
Tổ Quốc thành thơ!
(Phùng Quán - Tạp chí Sông Hương, số 28, T.11&12-1987)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu nhận biết thể thơ của văn bản
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản.
Câu 3. Nêu tác dụng của việc đưa yếu tố tự sự vào thơ trữ tình trong văn bản trên.
Câu 4. Nhận xét hiệu quả việc sử dụng dấu ba chấm (...) trong văn bản
Câu 5. Từ đoạn thơ (2) trong văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, nguồn cội (trình bày khoảng 5-7 dòng).
Hướng dẫn đáp án
Câu 1:
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về thể thơ tự do, phân tích.
Cách giải:
Thể thơ tự do, các câu có số tự không đều nhau, nhịp điệu linh hoạt.
Câu 2:
Phương pháp: Căn cứ bài nhân hóa, phân tích.
Cách giải:
Biện pháp nhân hóa: (ngọn cỏ) long lanh nước mắt; (lá cây) mặn chát gian lao!
Câu 3:
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, xác định yếu tố tự sự, trữ tình và phân tích.
Cách giải:
- Việc đưa yếu tố tự sự vào thơ trữ tình trong bài "Ngày ra trận" tạo ra một sức mạnh cảm xúc sâu sắc, làm cho thơ trở nên gần gũi và giàu sức gợi.
Các yếu tố tự sự trong bài thơ thể hiện câu chuyện về một người lính trở về từ cuộc chiến, nhưng không chỉ kể lại những biến cố lịch sử mà còn làm sống dậy những cảm xúc cá nhân, những kỷ niệm sâu sắc về gia đình, quê hương và cuộc sống.
Những đoạn tự sự giúp làm rõ quá trình trưởng thành của nhân vật "Con", từ lúc sinh ra trong gian khó đến khi trở thành người chiến sĩ dũng cảm, mang trong mình lòng biết ơn sâu sắc.
Câu 4:
Phương pháp: Căn cứ bài dấu ba chấm, nội dung bài thơ và phân tích
Cách giải:
- Dấu ba chấm làm giảm nhịp điệu câu văn, nhấn mạnh sự biết ơn của nhân vật trữ tình.
Câu 5:
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.
Cách giải:
Gợi ý: Trách nhiệm của HS đối với quê hương, nguồn cội:
- Nỗ lực học tập, trau dồi bản thân, rèn luyện đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão, mục tiêu và cố gắng vươn lên.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, các hoạt động tình nguyên, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác.
- Sống có tinh thần tập thể, đi theo cái hay, cái đúng, bỏ qua cái tôi vì lợi ích chung của cộng đồng. - …
Như vậy, trên đây là tổng hợp thông tin về 5 đề đọc hiểu Luyện thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn 2025 [Có đáp án].
Nguyễn Tùng Lâm