Hiểu đúng về việc lập vi bằng để tránh rủi ro trong mua nhà

15/11/2017 11:50 AM

Vi bằng được hiểu là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Ảnh theo Nguồn Internet

Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC, Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật

Hiểu cụ thể vi bằng là căn cứ để thực hiện giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật là như thế nào?

- Vi bằng chứng thực sự kiện, hành vi xảy ra theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân: sự kiện giao nhận tiền, gửi thông báo đòi nhà, đòi nợ, xác lập hợp đồng, lập di chúc; hành vi vi phạm pháp luật của người khác, hành vi sử dụng nhà thuê không đúng mục đích…

-  Vi bằng ghi nhận hiện trạng các công trình liền kề, lân cận, dùng để lập hồ sơ xây dựng;

- Vi bằng dùng làm chứng cứ để yêu cầu cơ quan bảo hiểm bồi thường;

- Vi bằng về các sự kiện, hành vi khác xảy ra trên địa bàn nơi thí điểm Thừa phát lại.

Vi bằng

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Từ đó ta có thể hiểu rằng “Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng  mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng”

Như vậy, vai trò của thừa phát lại trong trường hợp này chỉ là ghi nhận lại sự kiện có bên A với bên B tiến hành ký hợp đồng mua nhà, hoặc giao tiền, giao nhà mà thôi…Và vi bằng xem như là một chứng cứ có thể sử dụng tại Tòa án trong trường hợp có tranh chấp xảy ra để xác định đã có hành vi đó trên thực tế, chứ không phải là một trong những loại giấy tờ hợp pháp theo quy định tại Luật đất đai hay Luật nhà ở để làm thủ tục sang tên, cũng như không phải là Hợp đồng mua bán đất hoặc mua bán nhà theo quy định.

Việc người dân thiếu hiểu biết về việc lập vi bằng, mà chủ quan không lập hợp đồng mua bán, làm các thủ tục công chứng, chứng thực dẫn đến nhiều thiệt hại đáng tiếc xảy ra. Như bị người bán lừa đảo thế chấp nhà vay ngân hàng đến khi người mua biết thì cũng không làm gì được vì vốn 2 bên chưa làm đúng thủ tục sang tên hay mua bán theo quy định.

Hân Nguyễn

Chia sẻ bài viết lên facebook 16,160

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079