Tổng hợp văn bản hướng dẫn Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Số hiệu văn bản |
Trích yếu nội dung |
Ngày có hiệu lực |
Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP |
Hướng dẫn áp dụng quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành |
01/12/2020 |
Công văn 55/TANDTC-PC năm 2018 |
Về tiêu chí xác định vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành do Tòa án nhân dân tối cao ban hành |
|
Công văn 152/TANDTC-PC năm 2017 |
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, xử lý nợ xấu do Tòa án nhân dân tối cao ban hành |
|
Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP |
Hướng dẫn quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành |
01/7/2017 |
Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP |
Hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành |
15/02/2017 |
Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC |
Quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành quy định của Bộ luật tố tụng dân sự |
18/10/2016 |
Nghị quyết 103/2015/QH13 |
Về thi hành Bộ luật tố tụng dân sự do Quốc hội ban hành |
25/11/2015 |
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016 được sửa đổi, bổ sung bởi:
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022;
- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024).
Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án; thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
Bộ luật tố tụng dân sự góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.