Trách nhiệm quản lý Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

17/06/2023 16:54 PM

Viện Kiểm sát nhân tối cao vừa ban hành Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC năm 2023, trong đó có nội dung trách nhiệm quản lý của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

Trách nhiệm quản lý của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

Trách nhiệm quản lý của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (Hình từ internet)

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh 

Theo Điều 66 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về  Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh như sau:

- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;

+ Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực thuộc;

+ Báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và cấp dưới; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp;

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

- Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh bao nhiêu năm? 

Vui lòng xem tại đây. 

Trách nhiệm quản lý của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh

Theo Mục 2 Chương II Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý công chức, viên chức và người lao động của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh bao gồm:

- Theo Điều 15 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về phân bổ biên chế và quản lý hồ sơ, dữ liệu như sau:

+ Trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được giao, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phân bổ biên chế cho các phòng và tương đương, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực thuộc.

+ Quản lý, xây dựng hồ sơ, dữ liệu công chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.

-Theo Điều 16 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về thành lập các hội đồng như sau:

+ Quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình.

+ Quyết định thành lập các hội đồng khác theo quy định của pháp luật, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

-Theo Điều 17 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về tuyển dụng, tiếp nhận như sau:

+ Quyết định tuyển dụng, tiếp nhận công chức sau khi được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt theo quy định về tuyển dụng công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.

+ Quyết định cử người hướng dẫn tập sự và áp dụng chế độ chính sách đối với người hướng dẫn tập sự cho công chức thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

+ Ký hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Nghị định số 111 trên cơ sở số lượng được Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao và trên cơ sở tự chủ kinh phí của đơn vị.

- Theo Điều 18 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về  Đào tạo, bồi dưỡng và cử người đi công tác nước ngoài

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; quyết định cử công chức thuộc quyền quản lý tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch của ngành Kiểm sát nhân dân hoặc của cấp ủy địa phương.

+ Quyết định cử công chức thuộc quyền quản lý đi học tập, công tác ở nước ngoài (trừ đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 7 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC).

- Theo Điều 19 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về đánh giá, xếp loại, quy hoạch, bổ nhiệm, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức công chức và người lao động như sau:

+ Đánh giá, xếp loại đối với công, chức và người lao động theo quy định.

+ Xây dựng quy hoạch các chức vụ lãnh đạo, quản lý của cấp mình và các đơn vị trực thuộc.

+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm vào ngạch công chức, bổ nhiệm, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; chức danh Kiểm tra viên; Kế toán trưởng, Phụ trách kế toán thuộc thẩm quyền quản lý.

+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh giao quyền hoặc phụ trách đơn vị cho Phó trưởng phòng hoặc tương đương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.

- Theo Điều 20 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về điều động, luân chuyển, biệt phái như sau:

+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện (cùng cấp), Kiểm sát viên trung cấp và tương đương trở xuống trong phạm vi biên chế và cơ cấu công chức của đơn vị.

+ Trường hợp điều động, luân chuyển, biệt phái Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện đến công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Kiểm sát viên trung cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đến làm nhiệm vụ tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện phải báo cáo bằng văn bản và được sự nhất trí của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước khi thực hiện.

- Theo Điều 21 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về kỷ luật như sau:

+ Tạm đình chỉ công tác đối với công chức thuộc quyền quản lý (trừ đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 10 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC) trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật nếu thấy để công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.

+ Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật và quyết định kỷ luật đối với công chức và người lao động thuộc quyền quản lý (trừ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).

+ Quyết định một trong các hình thức kỷ luật sau:

++ Cách chức chức danh Kiểm tra viên và các chức vụ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm;

++ Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Chuyên viên chính và tương đương trở xuống; Viện trưởng, Phó Viện trưởng nghiệp vụ và tương đương (trừ hình thức buộc thôi việc đối với Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương); khiển trách, cách cáo, hạ bậc lương đối với Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.

+ Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 21 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC.

- Theo Điều 22 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về thực hiện chế độ, chính sách như sau:

+ Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, hưởng phụ cấp chức vụ đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, hưởng phụ cấp thâm niên và các loại phụ cấp khác theo quy định; thông báo và quyết định cho nghỉ hưu, nâng bậc lương trước thời hạn khi nghỉ hưu đối với công chức và người lao động thuộc quyền quản lý (trừ đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 11 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC); điều chỉnh bậc lương đối với công chức từ ngạch Chuyên viên trở xuống và người lao động thuộc quyền quản lý.

+ Cho thôi việc hoặc chuyển ngành đối với công chức thuộc quyền quản lý (trừ đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 11 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC).

+ Chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động thuộc quyền quản lý.

+ Các trường hợp quyết định sau khi được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt:

++ Nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức thuộc quyền quản lý (trừ đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 11 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC);

++ Nâng ngạch, chuyển loại khi thay đổi vị trí việc làm, điều chỉnh bậc lương đối với Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm tra viên chính, Chuyên viên chính và tương đương trở xuống thuộc quyền quản lý;

++ Cho nghỉ hưu, thôi việc đối với công chức do sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế (trừ đối tượng thuộc quyền quản lý của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

+ Tuyển chọn, cử công chức dự thi nâng ngạch và thay mặt Ủy ban kiểm sát cử công chức thuộc quyền quản lý dự thi các chức danh tư pháp theo quy định.

- Theo Điều 23 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ như sau:

+ Thực hiện nghị quyết của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, phối hợp với cấp ủy có thẩm quyền thẩm tra về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện tại đối với công chức thuộc quyền quản lý.

+ Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ đối với công chức và người lao động thuộc quyền quản lý đi công tác, học tập hoặc có việc khác tại nước ngoài (trừ đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 12 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC).

- Theo Điều 24 Quyết đinh 208/QĐ-VKSTC quy định về công tác kiểm tra, giám sát và ban hành quyết định trong trường hợp khác như sau:

+ Quyết định chương trình, kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát về công tác tổ chức cán bộ tại các đơn vị thuộc quyền quản lý.

+ Trực tiếp quyết định về công tác tổ chức cán bộ đã phân cấp cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới khi xét thấy cần thiết.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác tổ chức cán bộ theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Phạm Nhựt Tân

Chia sẻ bài viết lên facebook 2,414

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079